Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa tầm gần khi Mỹ - Hàn Quốc căng thẳng chống dịch Covid-19

Theo thông báo của quân đội Hàn Quốc, Triều Tiên tiếp tục tiến hành vụ thử mới, phóng hai tên lửa tầm gần từ bờ biển phía đông xuống Biển Nhật Bản. Đây là lần thứ tư Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa trong một tháng.

Các tên lửa đạn đạo tầm gần của Bình Nhưỡng được phóng vào 06:10 giờ địa phương ngày 29.03.2020, bay trên đoạn đường dài 230km (143 dặm) và rơi xuống vùng biển Nhật Bản - Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết.

Theo Cảnh sát biển Nhật Bản, vị trí điểm rơi của các tên lửa nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của quốc gia này.

Quân đội Hàn Quốc cáo buộc vụ thử nghiệm này là một hành vi rất không phù hợp, trong thời điểm trên toàn thế giới đang bị đại dịch Covid-19, kêu gọi cộng đồng quốc tế lập tức ngăn chặn các cuộc thử nghiệm.

Bình Nhưỡng vẫn chưa báo cáo một trường hợp lây nhiễm virus nào, trong khi bệnh dịch đã lây nhiễm hơn 663.000 người trên toàn thế giới, gần 10.000 người ở Hàn Quốc và hơn 82.000 người ở Trung Quốc.

Nhà nước Triều Tiên đóng cửa biên giới với tất cả khách du lịch nước ngoài vào tháng 01, do virus này đang đe dọa mở rộng nhiễm bệnh ở Trung Quốc sau Vũ Hán và tất cả các quốc gia khác.

Triều Tiên hiện đang đẩy mạnh thử nghiệm các tên lửa tầm gần về hướng EEZ kể từ đầu tháng này. Ngày 21.03, nước này phóng hai tên lửa tầm gần cơ động linh hoạt trên tầm bắn 410km (255 dặm). Ngày 02.03, Triều Tiên tiếp tục phóng hai tên lửa tầm gần thông thường, sau đó là ba tên lửa khác ngày 09.03.

Bình Nhưỡng đang thể hiện quan điểm cứng rắn của mình bằng các cuộc tập trận liên tiếp và thử nghiệm tên lửa chiến thuật. Trong 3 tháng qua, Triều Tiên không tiến hành các hoạt động quân sự của minh, để chờ đợi một phản ứng từ phía Mỹ.

Việc tạm dừng đã chấm dứt, Triều Tiên bắt đầu hiện thực hóa lời cảnh báo của Chủ tịch Kim Jong-un đối với Washington tháng 12.2019, Bình Nhưỡng không từ bỏ răn đe hạt nhân và tiếp tục tăng cường sức mạnh nếu Mỹ không thay đổi cách tiếp cận đàm phán phi hạt nhân hóa cuối năm 2019, điều đã không xảy ra đến thời điểm này.

Các cuộc đàm phán tê liệt sau khi Mỹ từ chối giảm hoặc chấm dứt bất cứ biện pháp trừng phạt kinh tế nào nào đối với Bình Nhưỡng, đồng thời yêu cầu Triều Tiên phải giải giáp hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Chính quyền của tổng thống Donald Trump muốn Bình Nhưỡng đầu hàng vô điều kiện, một đòi hỏi được cho là nằm ngoài khả năng đáp ứng của quốc gia này.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện đang thúc giục dỡ bỏ nhiều lệnh trừng phạt với các quốc gia như Bắc Triều Tiên, Cuba và Iran trước đại dịch, cảnh báo rằng những biện pháp cấm vận này có thể "tạo ra tác hại lâu dài cho các cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương".

Triều Tiên tiếp tục gia tăng sức mạnh răn đe hạt nhân với chính sách đối ngoại của Mỹ

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…