Lại thêm nhiều công ty Trung Quốc bị đưa vào “danh sách đen” thương mại của Hoa Kỳ

Nhiều văn phòng và công ty an ninh công cộng Trung Quốc đã bị đưa vào “danh sách đen” thương mại của Hoa Kỳ do các vấn đề liên quan tới người Hồi giáo Uighur và các nhóm dân tộc thiểu số Hồi giáo khác.
Lại thêm nhiều công ty Trung Quốc bị đưa vào “danh sách đen” thương mại của Hoa Kỳ

Bộ Thương mại Hoa Kỳ vào thứ Hai (8/10) đã thêm 28 văn phòng và công ty an ninh công cộng Trung Quốc - trong đó có công ty chuyên video giám sát Hikvision - cùng bảy công ty khác vào danh sách đen thương mại của Hoa Kỳ như một động thái "nhắc nhở" Trung Quốc vì cách mà quốc gia này đối xử với nhóm người Hồi giáo Uighur thiểu số tại Tân Cương.

Theo hồ sơ của Bộ Thương mại, những đơn vị bị bổ sung vào “Danh sách Thực thể” bao gồm Văn phòng An ninh Nhân dân Uighur Tân Cương (Xinjiang Uighur Autonomous Region People’s Government Public Security Bureau), 19 cơ quan chính phủ trực thuộc và 8 công ty thương mại. Các công ty này có những cái tên hàng đầu của Trung Quốc như SenseTime Group Ltd, Megvii Technology Ltd được hỗ trợ bởi Alibaba cũng như Công ty Công nghệ Ký thuật số Hàng Châu Hikvision, Công ty Chiết Giang Dahua, IFLYTEK Co, Công ty Thông tin Hạ Môn Meiya Pico và Công ty Khoa học và Công nghệ Yixin.

Megvii đã nộp đơn xin IPO vào mùa hè vừa qua với ít nhất 500 triệu USD tại Hồng Kong, trong khi đó SenseTime dã huy động 620 triệu USD trong vòng tài trợ thứ hai chỉ trong hai tháng năm ngoái và hiện đang là một trong những “chú kỳ lân” có giá trị nhất thế giới về trí tuệ nhân tạo.

Trong khi các quan chức Hoa Kỳ nói rằng thông báo này không có liên quan tới việc nối lại đàm phán Mỹ - Trung tuần này; nhưng bước đi này của Hoa Kỳ lại tạo nhiều cản trở cho cuộc các cuộc đàm phán tiếp theo.

Việc bị đưa vào danh sách thực thể sẽ cấm các công ty mua bán bộ phận, thiết bị linh kiện từ Hoa Kỳ khi chưa có được sự chấp thuận của chính phủ Hoa Kỳ.

Bộ Thương mại trước đây đã thêm Huawei và hơn 100 chi nhánh của công ty này vào danh sách, việc này gây ảnh hưởng tới nhiều nhà cung cấp tại Hoa Kỳ vốn phụ thuộc vào công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu và khiến Huawei gặp khó khăn trong việc bán các sản phấm mới.

Hikvision, với giá trị thị trường lên tới khoảng 42 tỷ USD, tự gọi mình là nhà sản xuất thiết bị video giám sát lớn nhất thế giới. Theo Reuters đưa tin, vào tháng 8 vừa qua, 30% doanh thu của Hikvision - 7 tỷ USD - là từ nước ngoài. Một phát ngôn viên của công ty cho biết, họ phản đối quyết định của chính phủ Hoa Kỳ và nhấn mạnh họ đã giữ lại một chuyên gia nhân quyền và cựu đại sứ Hoa Kỳ để tư vấn cho công ty về việc tuân thủ nhân quyền. “Việc trừng phạt Hikvision sẽ làm tổn thương các đối tác kinh doanh của Hikvision tại Mỹ và gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế Hoa Kỳ,” công ty nói thêm.

Theo Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…