TT Trump mong muốn một “thoả thuận toàn diện” với Trung Quốc

TT Donald Trump cho biết, ông muốn có được “thoả thuận thương mại toàn diện” với Trung Quốc, nhưng không loại trừ khả năng của một “Hiệp ước tạm thời”.
TT Trump mong muốn một “thoả thuận toàn diện” với Trung Quốc

TT Hoa Kỳ Donald Trump đã có những nhận xét trước thềm chuẩn bị cho các vòng đàm phán mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nhằm kiềm chế cuộc chiến thương mại kéo dài gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu và gây rúng động thị trường tài chính.

“Tôi muốn có được môt thoả thuận toàn diện với Trung Quốc. Nhiều nhà phân tích đang nói nhiều về một hiệp ước tạm thời, có nghĩa là hai bên sẽ thực hiện từng phần của thoả thuận, từ những điều nhỏ và dễ dàng đầu tiên. Nhưng chẳng có gì là khó hay dễ. Có thoả thuận hoặc không có thoả thuận nào. Nhưng tất nhiên, tôi đoán đó cũng là một khả năng mà Hoa Kỳ sẽ xem xét kĩ lưỡng,” TT Donald Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng.

Tính đến thời điểm hiện tại, cả hai bên đều đã có những cử chỉ hoà giải trước các cuộc đàm phán mới; với mục đích “hạ nhiệt” căng thẳng và tạo tín hiệu “cổ vũ” cho các nhà đầu tư.

Trung Quốc làm mới các kế hoạch mua hàng nông sản Hoa Kỳ, điều mà Hoa Kỳ rất hoan nghênh. TT Trump trì hoãn việc tăng thuế đối với một số hàng hoá Trung Quốc trong thời gian hai tuần để vinh danh, theo như ông nói, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Các quan chức hai nước sẽ gặp nhau vào tuần tới tại Washington để mở đầu cho các cuộc đàm phán cấp cao vào đầu tháng 10.

Cuộc chiến thương mại đã ngày càng trở nên căng thẳng khi Washington thúc ép Trung Quốc chấm dứt các hành vi mà Hoa Kỳ cho là không công bằng, bao gồm trộm cắp tài sản trí tuệ, trợ cấp công nghiệp, thao túng tiền tệ và tình trạng bắt buộc chuyển giao công nghệ từ các công ty Hoa Kỳ sang đối tác Trung Quốc. TT Trump đã nói rõ rằng ông muốn những vấn đề đó phải được điều chỉnh đưa vào thoả thuận, và đã phần nào thể hiện sự cứng rắn qua các hành động tăng thuế, ngay cả khi bị giảm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán.

Việc đáp ứng các yêu cầu trên của Hoa Kỳ sẽ đòi hỏi nhiều sự thay đổi mang tính cấu trúc tại Trung Quốc, điều mà cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng. Hai bên đã tiến gần hơn đến một thoả thuận vào tháng 5 năm nay nhưng các quan chức Trung Quốc đã chùn bước trước các yêu cầu thay đổi một vài chi tiết trong luật pháp Trung Quốc như một phần của thoả thuận.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…