Lạm phát toàn cầu sẽ “hạ nhiệt” trong năm 2023?

Lạm phát gia tăng trên quy mô toàn cầu vào năm 2022, đạt mức cao kỷ lục ở nhiều quốc gia. Nhưng liệu tình hình có thể lắng xuống vào năm 2023…
lạm phát

Biểu đồ thông tin trên được thống kê dựa trên báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Mặc dù IMF dự đoán rằng lạm phát toàn cầu đã đạt đỉnh vào cuối năm 2022, nhưng tỷ lệ lạm phát vào năm 2023 dự kiến sẽ vẫn cao hơn bình thường ở nhiều nơi trên thế giới. Với tỷ lệ lạm phát toàn cầu là 8,8% vào năm 2022, IMF dự báo tỷ lệ cho năm 2023 sẽ rơi vào khoảng 6,6% và năm 2024 là 4,3%. 

Nhìn một cách tích cực, thực trạng lạm phát hai con số ở một nửa thế giới vào năm 2022 dự kiến sẽ giảm mạnh trong năm nay. Mặt khác, đối với những người bi quan, khi nhìn vào các quốc gia như Zimbabwe, Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan thì rất khó để kỳ vọng lạm phát toàn cầu có thể trở về mức mục tiêu. 

Dưới đây là những quốc gia có tỷ lệ lạm phát dự báo cao nhất vào năm 2023.

lạm phát

Trong khi các quốc gia trên đấu tranh để duy trì sức mua thì một số nơi trên thế giới dự kiến sẽ tiếp tục phát triển tốt trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sinh hoạt lan rộng. Nhiều nước châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc, đều được dự đoán sẽ có lạm phát thấp hơn 3% trong năm tới.

Khi nói đến lạm phát thấp, Nhật Bản là một trong nhưng tấm gương hàng đầu. Với việc kiểm soát giá chặt chẽ, lãi suất âm và dân số già, quốc gia này dự kiến sẽ có tỷ lệ lạm phát chỉ 1,4% vào năm 2023.

Năm 2022, giá lương thực và năng lượng tăng cao chiếm phần lớn tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của IMF nhấn mạnh rằng, lạm phát cơ bản không bao gồm giá lương thực, năng lượng, giao thông và nhà ở cũng là một yếu tố chính dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao trên toàn cầu.

lạm phát

Vậy điều gì tạo nên lạm phát cơ bản? Trong trường hợp này, lạm phát sẽ bao gồm áp lực chi phí chuỗi cung ứng, ảnh hưởng của giá năng lượng cao đối với nhiều ngành nghề và xu hướng trên thị trường lao động... Sự lưu hợp của các yếu tố kinh tế vĩ mô này đều góp phần làm gia tăng lạm phát.

Bên cạnh đó, cuộc chiến Nga - Ukraine và những tác động kéo dài của đại dịch Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng đến dự báo lạm phát năm nay. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?

Thuế quan vô tình "cản trở" thỏa thuận TikTok Mỹ

Thuế quan vô tình "cản trở" thỏa thuận TikTok Mỹ

Theo Reuters đưa tin, thỏa thuận bán lại hoạt động TikTok Mỹ dường như đã bị hoãn lại sau khi phía Trung Quốc đưa ra tín hiệu phản đối trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang do thuế quan…