Chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau khi Chủ tịch Fed thừa nhận lạm phát đang hạ nhiệt

S&P 500 và Nasdaq đóng cửa với mức tăng tích cực vào ngày 1/2 sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) Jerome Powell thừa nhận rằng lạm phát đang bắt đầu giảm bớt…
Phố Wall

Ban đầu, các chỉ số chính của Phố Wall đã mất điểm ngay sau khi Fed công bố quyết định tăng lãi suất. Nhưng các chỉ số đã thoát khỏi mức thấp và tiếp tục tăng mạnh khi Chủ tịch Fed Jerome Powell bắt đầu cuộc họp báo với các phóng viên.

Tại cuộc họp báo, ông Jerome Powell thừa nhận rằng lạm phát đang giảm bớt ở một số khu vực trên thị trường nhưng còn quá sớm để Cục Dự trữ Liên bang có thể tuyên bố chiến thắng lạm phát.  

Chủ tịch Powell lưu ý rằng ngân hàng trung ương có thể tiến hành thêm một vài đợt tăng lãi suất nữa để đưa lạm phát xuống mức mục tiêu là 2%. Ông Powell cũng nhấn mạnh thêm, Fed sẽ cần phải cứng rắn thêm một thời gian và đang vẫn còn nhiều việc phải làm.

Chốt phiên giao dịch ngày 1/2 tại phố Wall, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 6,92 điểm, tương đương 0,02%, chỉ số S&P 500 tăng 42,61 điểm, tương đương 1,05% và Nasdaq Composite tăng 231,77 điểm, tương đương 2%.

Nasdaq đã có mức tăng tốt nhất trong 3 chỉ số, nhờ vào báo cáo kết quả kinh doanh quý 4 khả quan của các công ty niêm yết như AMD hay Meta Platform. 

Meta đã tăng hơn 19% trong giao dịch mở rộng sau khi báo cáo doanh thu và thông báo mua lại cổ phiếu trị giá 40 tỷ USD của công ty. 

Đợt phục hồi trong phiên chiều ngày 1/2 cho thấy S&P đạt mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 25/8/2022 trong khi Nasdaq đạt mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 9 năm ngoái. 

Trong số 11 lĩnh vực công nghiệp chính của S&P 500, chỉ có năng lượng kết thúc ngày thấp hơn, giảm 1,9%, trong khi cổ phiếu công nghệ nhạy cảm với lãi suất là những cổ phiếu tăng mạnh nhất, tăng 2,3%.

Khoảng 13,7 tỷ cổ phiếu được trao tay trên các sàn giao dịch của Hoa Kỳ, so với mức trung bình hàng ngày là 11,5 tỷ trong 20 phiên gần đây.

Tại châu Âu, thị trường đang thận trọng hơn trước thềm cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Trung ương Anh Quốc vào ngày 2/2. Dự kiến, cả hai ngân hàng đều có kế hoạch tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phẩn trăm. Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu đóng cửa với mức giảm 0,03%

Ở thị trường châu Á - Thái Bình Dương vào sáng 2/2, chỉ số Nikkei 225 mở cửa đi ngang trong khi Topix mất 0,18%. Kospi của Hàn Quốc tăng 0,9% và Kosdaq tăng 1,16%.

Tại Úc, S&P/ASX 200 tăng 0,34% và S&P/NZX 50 ở New Zealand cũng tăng 0,5%.

Ở một diễn biến khác, giá dầu thô đã chứng kiến mức giảm mạnh sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ báo cáo tồn kho dầu thô tăng 4,1 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 27/1. Giá dầu thô WTI giao sau tại New York giảm 3,1% ( tương đương 2,46 USD/thùng) xuống còn 76,41 USD/thùng. Giá dầu thô Brent cũng giảm 3,1% (tương đương 2,62 USD/thùng) xuống còn 82,84 USD/thùng

Ngay bây giờ, cả châu Âu và Hoa Kỳ đều đang chuẩn bị cho lệnh cấm vận sắp tới của EU đối với nhiên liệu của Nga, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 5/2. Theo các nguồn tin của Bloomberg, EU đang xem xét mức trần 100 USD/thùng đối với dầu diesel và mức trần 45 USD/thùng đối với dầu mazut của Nga.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...