Lãnh đạo chính phủ nào được trả lương hậu hĩnh nhất thế giới?

Theo Forbes, nhà lãnh đạo chính phủ có mức lương cao nhất thế giới hiện là Thủ tướng Singapore Lawrence Wong…

Thủ tướng Singapore Lawrence Wong
Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

Trong một báo cáo của Forbes trích dẫn dữ liệu từ trang PoliticalSalaries.com cho thấy, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong hiện là nhà lãnh đạo được hưởng lương cao nhất thế giới, lên tới 1,7 triệu USD mỗi năm.

Singapore vốn nổi tiếng với chính sách trả lương hậu hĩnh cho các lãnh đạo chính phủ. Theo một số ý kiến, chính sách được bắt nguồn từ quan điểm của nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu, người luôn ủng hộ việc trả lương cao nhằm thu hút nhân tài vào khu vực công và giảm thiểu nguy cơ tham nhũng. Mức lương này cũng được điều chỉnh thường xuyên, dựa trên hiệu quả kinh tế của đất nước và hiệu suất làm việc của các lãnh đạo.

Mức lương của ông Lawrence Wong thậm chí còn vượt xa tân Tổng thống Thuỵ Sĩ Karin Keller - Stutter ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng, người vừa nhậm chức vào ngày 1/1/2025 với mức lương hơn 550.000 USD mỗi năm. Thuỵ Sĩ là một trong số ít những quốc gia mà nhiệm kỳ của tổng thống chỉ kéo dài trong đúng 1 năm.

Xếp thứ ba trong bảng xếp hạng, Thủ tướng Australia Anthony Albanese nhận về 413.351 USD tiền lương mỗi năm.

Mức lương hàng năm của người đứng đầu nền kinh tế lớn nhất thế giới, Tổng thống Mỹ Joe Biden lại thấp hơn một chút so với ông Albanese, vào khoảng 400.000 USD. Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Donald Trump một lần nữa từ chối nhận lương khi bước vào Nhà Trắng, tương tự như quyết định trước đây của ông trong nhiệm kỳ đầu tiên.

Cũng góp mặt trong danh sách là Thủ tướng Áo Karl Nehammer (317.000 USD), Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon (311.971 USD), Thủ tướng Canada Justin Trudeau (301.475 USD) - người vừa xin từ chức sau gần 10 năm cầm quyền - và Thủ tướng Đức Olaf Scholz (293.727 USD).

Nếu tính cả các vùng lãnh thổ, thì Hong Kong trả một mức lương lương khá hấp dẫn cho Trưởng Đặc khu John Lee Ka-chiu, lên tới gần 700.000 USD mỗi năm. Mức lương này được xem như tiếp nối truyền thống trả lương hậu hĩnh cho các thống đốc thuộc địa trước đây.

Một nhà lãnh đạo khác không đứng đầu một quốc gia, nhưng vẫn nhận mức lương khá ấn tượng là bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (358.000 USD). Đây là một trong số những khoản lương cao nhất ở Liên minh châu Âu. Mức lương tương tự cũng được trả cho các quan chức cấp cao EU khác như Chủ tịch Nghị viện châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch Tòa án Công lý Liên minh châu Âu.

Nhìn từ góc độ khác, nếu xét thu nhập của các nhà lãnh đạo so với sức mạnh kinh tế của quốc gia mà họ lãnh đạo, thì Tổng thống Kenya William Ruto đứng đầu với thu nhập gần 2.000% GDP bình quân đầu người của nước này (trong năm 2023). Tính theo tỷ giá trung bình, ông Ruto nhận được khoảng 126.000 USD, trong khi GDP bình quân đầu người của Kenya chỉ ở mức 6.300 USD. Tổng thống Tanzania Samia Suluhu Hassan và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cũng đạt mức trên 1.000%, trong khi Thủ tướng Singapore Lawrence Wong với mức lương 1,7 triệu USD đạt 1.158% so với GDP bình quân đầu người của Singapore là 141.500 USD. Tổng thống Thuỵ Sĩ, Thủ tướng Australia và Thủ tướng New Zealand cũng xuất hiện trong danh sách những nhà lãnh đạo có mức lương cao đáng kể so với GDP bình quân đầu người, trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden lại đứng thứ 9 với mức lương bằng 490% GDP bình quân đầu người vào năm 2023.

Ngược lại, nhà lãnh đạo được trả lương thấp nhất thế giới là Tổng thống Sri Lanka, người nhận mức lương hàng năm chỉ vào khoảng 3.900 USD, tương đương 25% GDP bình quân đầu người. Sự mất giá của đồng rupee Sri Lanka so với USD trong những năm gần đây cũng góp phần làm giảm kể mức lương tổng thống.

Điều này cũng được thấy ở Nigeria khi lương tổng thống tính đến tháng 8/2024 chỉ còn khoảng 2.200 USD, tương đương 95% GDP bình quân đầu người của quốc gia. Một số nước khác như Việt Nam và Pakistan cũng được báo cáo có tỷ lệ dưới 100% theo tiêu chí này. Trong khi đó, mức lương tổng thống thấp có tiếng của Argentina đã được điều chỉnh bởi chính quyền mới dưới thời ông Javier Milei.

Xem thêm

Soi lương các CFO hàng đầu thế giới

Soi lương các CFO hàng đầu thế giới

Lương trung bình của các Giám đốc Tài chính (CFO) đã tăng gần 8,5% vào 2023 khi các ưu đãi dựa trên cổ phiếu được các tập đoàn sử dụng nhiều hơn để giữ người thay vì một mức lương cứng cụ thể...

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…