Lính thủy Đánh bộ Mỹ phát triển hệ thống tên lửa chống hạm trên xe không người lái

Lính thủy Đánh bộ Mỹ lên kế hoạch tích hợp Tên lửa tấn công hải quân (NSM) trên phương tiện chiến đấu hạng nhẹ không người lái Oshkosh (JLTV), nhằm tăng cường khả năng chống hạm, kiểm soát trên biển và ngăn chặn các cuộc tấn công từ hướng biển.

Các chỉ huy cao cấp Hải quân và Lính thủy Đánh bộ Mỹ tự tin rằng, chương trình tên lửa chống hạm mặt đất, hậu thuẫn cho khái niệm Phương thức hoạt động Viễn chinh Tiên tiến (EABO) sẽ buộc Trung Quốc phải "buốt óc" để tìm giải pháp chống lại những phát triển vượt bậc của lực lượng Hải quân – Lính thủy Đánh bộ Mỹ.

Việc phát triển tên lửa chống hạm (GBASM) trên mặt đất là ưu tiên hiện đại hóa hàng đầu cao nhất của Lính thủy Đánh bộ (USMC). Giải pháp GBASM của USMC là Hệ thống ngăn chặn tàu (NMESIS) của Hải quân và USMC, bao gồm hệ thống phóng di động không người lái trên thân xe JLTV và ống container vận tải – phóng tên lửa chống tàu Naval Strike Missiles (NSM). 

Hệ thống tên lửa chống tàu trên xe không người lái JLTV ROGUE

Để nhanh chóng có được khả năng kiểm soát biển từ trên bờ, USMC sẽ tích hợp tên lửa tấn công hải quân, tương tự tên lửa chống hạm trên Tàu tuần biển (LCS) Littoral, để tăng khả năng tấn công tiêu diệt mục tiêu. Trong tương lai, Tên lửa hành trình phóng từ mặt đất (GLCM) sẽ mang lại tầm bắn lớn hơn nữa nếu xe phóng ROGUE cho thấy khả năng cơ động trên các địa hình phức tạp và dễ dàng trong điều khiển.

Tên lửa tấn công hải quân (NSM) là tên lửa chống hạm và tấn công mặt đất, được công ty Kongsberg Defense & Aerospace (KDA) của Na Uy phát triển. Tên gốc của Na Uy là Nytt sjømålsmissil (nghĩa đen là tên lửa mục tiêu trên biển mới, cho thấy đó là sự kế thừa của tên lửa Penguin), tên tiếp thị tiếng Anh Naval Strike Missile được ra sau này.

Tên lửa có trọng lượng lớn hơn 400 kg (880 lb) và tầm bắn hơn 185 km (100nm). Tên lửa mang đầu đạn nổ phá / phân mảnh hợp kim titan có độ bền cao của công ty TDW phù hợp với thiết kế tên lửa nhẹ hiện đại, không nhạy nổ.

Một khẩu đội tên lửa tấn công hải quân trên bờ biển bao gồm ba phương tiện vận tải, phóng tên lửa, một xe chỉ huy khẩu đội, ba xe chỉ huy chiến đấu, một trung tâm thông tin cơ động, một đài radar di động, sử dụng radar TRS-15C, một xe vận chuyển và nạp đạn, một xe công trình kỹ thuật di động di động.

Mỗi xe phóng MLV mang theo 4 tên lửa, được kết nối với xe điều khiển hỏa lực (CCV) bằng cáp quang hoặc radio trên khoảng cách xa tới 10 km (6,2 mi); có thể phóng tối đa 6 bệ phóng với 24 tên lửa cùng lúc. Khi được triển khai trên chiến hạm, NSM có thể gắn trên boong theo block một, hai, ba, bốn hoặc sáu ống phóng. Tháng 06.2013, Ba Lan biên chế Sư đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển trang bị 12 hệ thống tên lửa NSM và 23 xe trên khung gầm Jelcz.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…