Livestream xuyên biên giới thúc đẩy thương mại Trung Quốc

Livestream xuyên biên giới đang là một trong những phương pháp quan trọng giúp các công ty Trung Quốc nhận đơn đặt hàng và mở rộng thương hiệu của họ ra thị trường quốc tế...

Livestream xuyên biên giới thúc đẩy thương mại Trung Quốc

Xu hướng thương mại điện tử đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc bao gồm việc livestream bán hàng. Với sự thuận tiện và linh hoạt trong việc mua sắm trực tuyến, các nền tảng thương mại điện tử lớn như Alibaba's, Taobao… đang trở thành những địa điểm mua sắm trực tuyến phổ biến và được ưa chuộng.

Tại các kênh bán hàng này, không chỉ người tiêu dùng tại đất nước tỷ dân có thể mua sắm, mà khách hàng trên khắp thế giới cũng có thể đặt hàng được.

Theo dữ liệu từ trang web quốc tế của Alibaba, số lượng người mua ở nước ngoài xem phát trực tiếp xuyên biên giới đã tăng 127% so với cùng kỳ năm ngoái kể từ năm 2023, mang lại mức tăng trưởng 156% về cơ hội kinh doanh cho các nhà xuất khẩu.

Bên cạnh đó, báo cáo từ nhà bán lẻ trực tuyến khổng lồ Trung Quốc PDD cho thấy, kể từ khi ra mắt nền tảng Temu vào tháng 9 năm 2022, họ đã mở rộng kinh doanh đến hơn 40 quốc gia trên khắp năm châu lục. Điều này cho phép nhiều nhà sản xuất Trung Quốc bán sản phẩm của họ ra thị trường Châu Âu thông qua việc phát trực tiếp.

Một số tổ chức thương mại điện tử xuyên biên giới đã sử dụng phương pháp này, để tạo ra hướng đi mới trên toàn cầu trong việc tiếp thị thương hiệu của họ.

Công ty Maxevis, một doanh nghiệp công nghệ, có trụ sở tại Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc là một ví dụ chân thực về các doanh nghiệp tại đất nước tỷ dân, trong việc livestream xuyên biên giới để quảng bá sản phẩm.

Vào kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán năm ngoái, doanh nghiệp này đã quyết định thử nghiệm livestream xuyên biên giới trên trang web quốc tế của Alibaba.

Để nhanh chóng thu hút sự quan tâm của khách hàng nước ngoài, Wu Xinhe, giám đốc marketing của Maxevis và đội ngũ phát trực tiếp đã lựa chọn những đặc điểm nổi bật của sản phẩm, chọn lọc khách hàng mà họ muốn nhắm tới.

Wu Xinhe chia sẻ: "Trong hai tháng vừa qua, chúng tôi đã nhận được hơn 9.000 yêu cầu từ người mua và hàng trăm khách hàng mới ở nước ngoài, thông qua việc phát trực tiếp. Sự tăng trưởng này gấp đôi so với trước đây”.

Được biết, công ty bán các sản phẩm công nghệ dành cho trẻ em như bình nước thông minh. Các khách hàng nước ngoài chính của công ty nằm ở châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Ngoài ra, Bukrein, một công ty xuất nhập khẩu có trụ sở tại Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang phía đông Trung Quốc mỗi năm khách hàng mới của công ty tăng gấp đôi nhờ việc phát trực tiếp.

imagesbaoquangnamvn-storage-newsportal-2023-8-18-146655-tn-3016.jpeg

Phát trực tiếp đã trở thành một xu hướng mới trong việc tạo ra số lượng người truy cập sản phẩm cả ở Trung Quốc và nước ngoài. Việc này cung cấp trải nghiệm mua sắm tương tác, tái tạo mô hình mua sắm trực tiếp ngoại tuyến.

Pan Helin, một nhà nghiên cứu của Trường Kinh doanh Quốc tế, Đại học Chiết Giang cho biết: "Sự phổ biến của việc phát trực tiếp xuyên biên giới ở Trung Quốc mạnh đến vậy, một phần là do chuỗi cung ứng và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường mạnh mẽ từ đó tạo ra sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng". Những lợi thế đó đã được chứng minh thông qua việc phát trực tiếp.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của các công nghệ như trí tuệ nhân tạo và các khuyến nghị thuật toán, mô hình thương mại phát trực tiếp thương mại nước ngoài cũng đang thay đổi theo thời gian. Từ đó, họ đã tạo ra những tính năng mới cho ngành livestream.

Chẳng hạn như, trước đây cần rất nhiều máy chủ mới có thể tổng hợp đơn hàng nhưng hiện tại chỉ cần một máy nó có thể làm tất cả, thậm chí còn tự trả lời câu hỏi của khách hàng. Hay tính năng "la bàn thời gian" để giúp các công ty thương mại ra nước ngoài tìm được các khoảng thời gian phù hợp nhất để phát trực tiếp…

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…