Lo ngại cạn kiệt nguồn khí đốt, châu Âu tích cực tìm kiếm các lựa chọn thay thế

Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết châu Âu có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng thậm chí còn tồi tệ hơn vào năm tới sau khi xả cạn các bể chứa khí đốt tự nhiên để vượt qua cái lạnh giá của mùa đông năm nay.
Lo ngại cạn kiệt nguồn khí đốt, châu Âu tích cực tìm kiếm các lựa chọn thay thế

Các nước châu Âu đang nỗ lực đã lấp đầy các bể chứa dự trữ đến khoảng 90% công suất sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với cuộc tấn công vào Ukraine.

Giá khí đốt, vốn tăng vọt trong những tháng ngay sau cuộc đổ bộ của quân đội Nga vào Ukraine, đã phần nào hạ nhiệt. Tuy nhiên, điều đó được dự đoán là ngắn hạn bởi khi các quốc gia “tranh giành” mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và các lựa chọn thay thế khác đang khiến thị trường trở nên biến động hơn. 

Để giải quyết khó khăn trước mặt, Liên minh châu Âu đang xem xét áp giá trần khí đốt, một vấn đề gây chia rẽ khối 27 quốc gia khi một số thành viên lo ngại điều này có thể khiến việc đảm bảo nguồn cung nan giải hơn.

Fatih Birol, giám đốc điều hành của IEA cho biết: “Với các kho dự trữ khí đốt gần như ở mức 90%, châu Âu sẽ sống sót qua mùa đông tới với điều kiện là không có thêm bất kỳ ‘bất ngờ chính trị’ hoặc sự cố kỹ thuật nào khác”.

Trước khi cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2, đường ống Nord Stream 1 bên dưới Biển Baltic từ Nga đến Đức là một trong những nguồn cung cấp khí đốt chính của Tây Âu, chiếm tới 40%. 

khí đốt

Những thách thức thực sự mà châu Âu phải đối mặt sẽ bắt đầu vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm tới khi kho chứa tiêu hao xuống còn 25% -30% sau mùa đông. 

Mùa đông năm nay đã thật khó khăn nhưng mùa đông năm sau còn có thể khó khăn hơn nữa,” ông Birol nói với các nhà báo ở Phần Lan.

Các chính phủ châu Âu đã chuyển sang hỗ trợ người tiêu dùng khỏi tác động của giá cả cao và hôm 5/10 Đức cho biết họ sẽ trợ cấp hóa đơn điện vào năm tới bằng cách chi trả 13 tỷ euro (12,8 tỷ USD) cho phí sử dụng mà các công truyền tải điện của quốc gia thu. Mức phí này là một phần của hóa đơn tiền điện, chiếm khoảng 10% tổng chi phí đối với khách hàng lẻ và một phần ba đối với các công ty công nghiệp trong các lĩnh vực như thép hoặc hóa chất. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết sự can thiệp của Berlin sẽ ổn định mức phí, nếu không người dân sẽ phải chịu mức tăng gấp ba lần do giá điện và chi phí vận hành lưới điện cao áp tăng.

Tây Ban Nha và Đức tăng cường liên minh, tham vọng xây dựng một đường ống dẫn khí đốt mới

Vào thời điểm cán cân quyền lực đang chuyển dịch ở châu Âu, các nhà lãnh đạo của Tây Ban Nha và Đức hôm 5/10 đã tuyên bố sẽ củng cố quan hệ đồng minh và đẩy mạnh kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn khí đốt Pyrenean , kết nối Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Trung Âu thông qua Pháp, bất chấp sự phản đối của nước láng giềng Pháp.

châu âu
Thủ tướng Tây Ba Nha Pedro Sanchez (trái) trong cuộc gặp với Thủ tướng Đức Olaf Scholz.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã tổ chức các cuộc tham vấn liên chính phủ đầu tiên giữa hai bên sau 9 năm, tại thành phố La Coruna, miền bắc Tây Ban Nha. Kết qủa của cuộc họp đã đưa ra một kế hoạch hành động chung nhấn mạnh sự hợp tác chặt chẽ hơn, đặc biệt về các vấn đề năng lượng và an ninh.

"Quan hệ của chúng tôi đặc biệt chặt chẽ và nhất quán", Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói trong một cuộc họp báo chung. 

Về phía mình, Thủ tướng Tây Ban Nha khẳng định: “Trong các vấn đề châu Âu, khi Tây Ban Nha và Đức song hành với nhau, sẽ luôn mở ra tiềm năng lớn để gỡ bỏ khúc mắc và tiến tới hội nhập”.

Kế hoạch hành động, được công bố vào cùng ngày, cho thấy hai nước sẽ "tiếp tục vận động lobby để nâng cao năng lực kết nối liên thông của bán đảo Iberia nhằm tăng cường đảm bảo an ninh nguồn cung cho toàn bộ EU".

"Việc xây dựng một đường ống dẫn khí đủ lớn sẵn sàng cho hydro qua dãy núi Pyrenees để đi vào hoạt động vào năm 2025 là điều tối quan trọng để đạt được một thị trường năng lượng nội bộ thực sự mạnh mẽ trong EU, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh và củng cố quyền tự chủ chiến lược cho khu vực.“

Tuy nhiên, Pháp lại bày tỏ hoài nghi rằng kế hoạch này là không kinh tế, nhưng cho biết Paris vẫn sẽ cân nhắc nếu được cung cấp thêm chi tiết về dự án này. 

Trước đó, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã chỉ trích Hoa Kỳ và các quốc gia cung cấp khí đốt đang trục lợi với mức giá cao ngất ngưởng, đồng thời nhấn mạnh rằng “EU nên tập hợp sức mạnh thị trường chung của mình, triển khai những phương án thông minh và đồng bộ. Sức mạnh thị trường châu Âu là rất lớn, nó cần phải được tận dụng một cách triệt để”. 

Ngoài việc nhập khẩu khối lượng LNG lớn từ Mỹ, châu Âu đang tìm cách xây dựng thêm cơ sở hạ tầng để kết nối thêm nhiều nguồn cung khác ngoài Nga. Tây Ban Nha không phụ thuộc vào khí đốt từ Nga, nhưng lại có 6 trạm nhập khẩu LNG và nằm trên tuyến đường ống từ Bắc Phi đến châu Âu. Tuy nhiên, Tây Ban Nha không được kết nối tốt thông qua đường ống dẫn đến các nước châu Âu khác, làm hạn chế khả năng tiếp cận của châu Âu đối với việc nhập khẩu LNG.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?

Thuế quan vô tình "cản trở" thỏa thuận TikTok Mỹ

Thuế quan vô tình "cản trở" thỏa thuận TikTok Mỹ

Theo Reuters đưa tin, thỏa thuận bán lại hoạt động TikTok Mỹ dường như đã bị hoãn lại sau khi phía Trung Quốc đưa ra tín hiệu phản đối trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang do thuế quan…

Những "đại gia" nào đang “nhăm nhe” mua lại TikTok Mỹ?

Những "đại gia" nào đang “nhăm nhe” mua lại TikTok Mỹ?

Khi thời hạn ngày 5/4 đến gần, TikTok một lần nữa đứng trước nguy cơ bị cấm tại Mỹ nếu không tách khỏi công ty mẹ ByteDance. Hiện tại, Tổng thống Donald Trump đang chủ động thảo luận với các cố vấn về những nhà đầu tư tiềm năng nhằm tìm kiếm giải pháp cho ứng dụng này…

Tổng thống Donald Trump đã nhắm đến nhiệm kỳ thứ 3

Ông Donald Trump có thể làm Tổng thống Hoa Kỳ 3 nhiệm kỳ theo cách nào?

Ian Bassin, cựu cố vấn Nhà Trắng cho Tổng thống Obama hiện là giám đốc điều hành của nhóm vận động phi lợi nhuận Protect Democracy, nhận xét: "Nếu ai nói rằng Tu chính án thứ 22 sẽ ngăn cản ông Trump cố gắng tranh cử nhiệm kỳ thứ ba thì có lẽ họ đã sống ở một hành tinh khác với nơi tôi đang sống"...