Nga giảm nguồn cung, "đại gia" khí đốt Đức phải cầu cứu chính phủ

VNG - một trong những hãng nhập khí đốt Nga nhiều nhất của Đức, chuẩn bị nộp đơn xin cứu trợ từ chính phủ do tình hình kinh doanh ngày càng tồi tệ.
Nga giảm nguồn cung, "đại gia" khí đốt Đức phải cầu cứu chính phủ

EnBW - công ty mẹ của VNG - công ty nhập khẩu và lưu trữ khí đốt lớn thứ 3 tại Đức cho biết: Họ muốn được hỗ trợ để "tránh thiệt hại thêm" và duy trì khả năng hoạt động của tập đoàn trong bối cảnh Nga giảm cung. Và đơn xin cứu trợ sẽ được nộp trong hôm nay.

"Các động thái này được thực hiện nhằm duy trì hoạt động cho công ty, đồng thời giải quyết khoản lỗ lũy kế hiện tại, phát sinh từ việc tìm nguồn cung thay thế khí đốt", EnBW cho biết trong thông báo. "Các cuộc nói chuyện giữa VNG với cổ đông và chính phủ vẫn đang diễn ra, nhằm thảo luận các phương án bình ổn hoạt động cho công ty", thông báo viết.

VNG có 2 hợp đồng khí đốt dài hạn với Nga, cung cấp tổng cộng 100 terawatt giờ (TWh). Một hợp đồng với Nord Stream 1, do Gazprom sở hữu phần lớn. Một hợp đồng với Gazprom Germania - công ty con của Gazprom tại Đức đã được chính phủ Đức tiếp quản từ tháng 4.

EnBW nói rằng tổng thiệt hại từ hai hợp đồng này "vào khoảng vài tỷ euro". Sau khi mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, Nga đã dần giảm cung cấp khí đốt cho châu Âu, khiến giá khí đốt tăng vọt.

Việc các hợp đồng không được thực thi đồng nghĩa "khí đốt phải được mua từ nguồn khác với giá cao hơn đáng kể". Nhưng sau đó, họ lại phải cung cấp cho khách hàng "với giá thấp hơn nhiều, theo điều khoản trong hợp đồng từ trước". Điều này khiến VNG thiếu thốn tiền mặt.

Trước VNG, Đức hồi tháng 7 đã phải tung 15 tỷ euro giải cứu một đại gia năng lượng khác là Uniper. Công ty này là nhà nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất của Đức. Từ tháng 6, họ đã xin cứu trợ từ chính phủ trong bối cảnh cạn kiệt tài chính vì gánh mức lỗ hàng chục triệu euro mỗi ngày.

Xem thêm

Bulgaria lại muốn mua khí đốt từ Nga

Bulgaria lại muốn mua khí đốt từ Nga

Trước bối cảnh mùa đông đang đến gần, chính phủ Bulgaria thông báo sẽ tìm cách đàm phán với tập đoàn năng lượng Nga Gazprom để nối lại hoạt động cung cấp khí đốt.

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…