Louis Vuitton… “made in USA”: Nước đi mạo hiểm của Michael Burke?

Liệu việc thương hiệu thời trang xa xỉ hàng đầu thế giới quyết định đưa quá trình sản xuất của mình tới Texas, Hoa Kỳ có tiếp tục hấp dẫn được những khách hàng cao cấp khó tính?
Louis Vuitton… “made in USA”: Nước đi mạo hiểm của Michael Burke?

Louis Vuitton là một trong những thương hiệu thời trang Pháp cao cấp hàng đầu thế giới và cũng là một trong những nhà sản xuất đồ da lâu đời nhất trong lịch sử thời trang đương đại. Mới đây, Louis Vuitton đã đưa ra một quyết định “chấn động” khi mở rộng sản xuất mặt hàng xa xỉ của mình tại các nhà máy ở Texas, Hoa Kỳ.

TT Hoa Kỳ Donald Trump đã đến thăm nhà máy mới tại Hạt Johnson, bang Texas - nơi mà sáu trong số những chiếc túi xách da và vải canvas có logo monogram Louis Vuitton đầu tiên sẽ được sản xuất tại Hoa Kỳ.

“Chúng tôi tự hào kỷ niệm một giai đoạn hoàn toàn mới của Louis Vuitton - thương hiệu mà tôi biết rất rõ. Thương hiệu đã khiến tôi mất rất nhiều tiền trong bao nhiêu năm qua.” TT Trump chia sẻ đôi điều.

Và trong khi những chuyên gia thương hiệu (brand experts) nói rằng “câu chuyện Made in USA” có thể thu hút thị trường đại chúng rộng lớn hơn, một số người tiêu dùng lại nói rằng họ muốn các sản phẩm xa xỉ, mà họ phải trả rất nhiều tiền để sở hữu, phải đến từ chính nơi xuất xứ.

Bạn mua một món đồ xa xỉ của Pháp và điều đó nghe hấp dẫn đến kỳ lạ. Bởi vì nó được sản xuất tại Paris. Ai lại muốn đi mua túi Louis Vuitton từ … Texas cơ chứ?”

“Nếu bây giờ những chiếc túi được sản xuất tại Texas, họ sẽ phải hạ thấp giá xuống để thu hút quần chúng.”, chuyên gia tư vấn thời trang nổi tiếng tại New York - Amanda Sanders nói với phóng viên của Fox Business.

“Khi bạn chi hàng ngàn USD cho một chiếc túi xách sang trọng, bạn muốn nó được làm ra tại chính quê hương của nhà mốt đó. Chắc chắn bạn muốn mua Gucci hay Fendi được sản xuất tại Ý hoặc Chanel hay Hermes được sản xuất tại Pháp,” Olivia Fernandes, một nhà thiết kế thời trang tại New York bình luận.

Chiếc túi Louis Vuitton Neverfull
Chiếc túi Louis Vuitton Neverfull

Phát ngôn viên của Louis Vuitton, Anntal Silver chia sẻ rằng một trong những chiếc túi được hoàn thiện tại Hoa Kỳ là chiếc túi tote da Neverfull - được nhiều người biết đến và được coi là một trong những chiếc túi phổ biến nhất từ trước đến nay.

Cùng sắp ra mắt trong dây chuyền lắp ráp tại Texas sẽ là túi đeo vai Louis Vuitton Artsy, túi Graceful, ba lô Palm Springs; Lena và túi bucket NéoNoé. Các túi sẽ được gắn thẻ “Made in USA” và có mức giá giao động khoảng 1,240 - 3,200 USD.

TT Donald Trump và con gái Ivanka Trump đã tới tham dự lễ cắt băng khánh thành cùng Chủ tịch Tập đoàn LVMH Bernard Arnault và Chủ tịch kiêm CEO Louis Vuitton Michael Burke. Việc thúc đẩy mở rộng sản xuất sang nhà máy rộng 100.000 mét vuông tại Texas được Chủ tịch Burke chia sẻ là để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm của Louis Vuitton tại thị trường Mỹ.

Trong khi người Mỹ nói rằng họ muốn mua các sản phẩm được sản xuất tại Hoa Kỳ, thì hầu hết lại không muốn trả thêm nhiều tiên cho chúng. 37% người tiêu dùng cho biết họ sẽ từ chối trả thêm 5% để mua hàng Mỹ và 21% cho biết họ sẽ không trả thêm quá 20%, theo một cuộc thăm dò của Reuters.

Nguồn: Fox Business

Xem thêm

Những nữ tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới

Những nữ tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới

Trong xếp hạng nữ tỷ phú công nghệ giàu nhất mới công bố của Forbes có một số tên tuổi lớn khác như Sheryl Sandberg - giám đốc hoạt động (COO) của Facebook hay Meg Whitman - cựu giám đốc điều hành (CE

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...