Lục quân Mỹ nâng cấp tên lửa đánh chặn SM-6 Hải quân thành tên lửa tấn công mặt đất

Lục quân Mỹ quyết định chọn tên lửa đánh chặn siêu thanh SM-6 của Hải quân để làm cơ sở phát triển tên lửa tấn công tầm trung phóng từ mặt đất.

SM-6 được gọi là RIM-174, tên lửa trong biên chế của Hải quân này được thiết kế với cả khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo và tấn công. Tính năng kỹ chiến thuật thứ hai là chức năng phụ cho hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển của Hải quân, nhưng được kỳ vọng là chức năng chính cho Lục quân.

Tên lửa đánh chặn siêu thanh SM-6, còn gọi là RIM-174 do tập đoàn Raytheon sản xuất

Quân đội cần nhanh chóng trang bị tên lửa đạn đạo sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung, loại bỏ hạn chế pháp lý quốc tế duy nhất đối với việc phát triển các tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn trên 500km.

SM-6 bắt đầu được sản xuất vào năm 2009, biên chế trong Hải quân Hoa Kỳ vào năm 2013. Tên lửa được trang bị cho các khu trục hạm lớp Arleigh Burke, phóng từ các giếng phóng thẳng đứng. Quân đội đã ký kết một thỏa thuận trị giá 339,3 triệu USB để phát triển hệ thống phóng mặt đất sử dụng được các tên lửa này như tên lửa đạn đạo tấn công chiến thuật.

Việc sử dụng SM-6 sẽ cho phép Lục quân tiến hành song song các nỗ lực hiện đại hóa hệ thống vũ khí của Hải quân, phiên bản nhận được khi bắt đầu giao hàng vào năm 2023, dự kiến sẽ có tầm bắn xa hơn so với phiên bản tên lửa hiện đang có trong vũ khí trang bị của Hải quân Mỹ.

Câu hỏi nổi bật hiện nay là liệu phiên bản mặt đất của SM-6 cũng sẽ có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo hay không? Đây là điều mà các tướng lĩnh Lục quân đánh giá cao khi tất cả các "cường quốc đối thủ" của Mỹ như Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Iran đều có lực lượng tên lửa đạn đạo chiến dịch, chiến thuật rất mạnh, trong đó Nga và Trung Quốc còn có tên lửa siêu thanh.

Khả năng này có thể là một yếu tố tiềm năng thay đổi cán cân lực lượng, nếu tên lửa SM-6 được đưa vào hoạt động với tất cả các tính năng kỹ chiến thuật hiện có. Tên lửa đánh chặn SM-6 có độ tin cậy vượt trội hơn nhiều so với các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, THAAD và Aster hiện đang được các nước thành viên NATO triển khai trên đất liền.

SM-6 có tốc độ siêu thanh trong giai đoạn cuối của quỹ đạo đường đạn, lợi thế này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa các kho vũ khí tên lửa mặt đất của Mỹ và các đối thủ hàng đầu, vốn đã đưa vào khai thác sử dụng tên lửa đạn đạo siêu thanh.

Tuy nhiên, tốc độ chính xác của tên lửa vẫn chưa được xác nhận, có thể tên lửa bay với tốc độ siêu âm giai đoạn cuối, khoảng Mach 5 hoặc hơn.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…