Máy bay A-10 Thunderbolt có thể sẽ là phương tiện mang các UAV tấn công sử dụng một lần

Không quân Mỹ tiếp tục kéo dài thời gian phục vụ của cường kích chiến trường A-10 Thunderbolt II do Fairchild- Republic sản xuất cho đến năm 2040. Các nhà lập pháp Mỹ không cho phép loại ngũ A-10 dù loại máy bay này đã quá lão hóa.

Các chuyên gia không quân khẳng định Warthog - biệt danh A-10 do mũi máy bay tương tự như đầu lợn bướu (artiodactyl) châu Phi - sẽ bị tiêu diệt ngay tức khắc, do không thể vượt qua những hệ thống phòng không hiện đại ngày nay.

Máy bay tấn công đơn hai động cơ Fairchild-Republic A-10 Thunderbolt II - mang biệt danh là "Warthog" - được đưa vào biên chế từ năm 1975 sẽ là mục tiêu dễ dàng cho mọi hệ thống phòng không hiện đại. Hai động cơ lớn ở phía sau thân máy bay, hai đuôi, cánh dày với nhiều giá treo vũ khí - tất cả những đặc trưng này sẽ khiến máy bay hiện rất rõ nét trên màn hình radar.

Biên tập viên quân sự tạp chí The National Interest Dave Majumdar bình luận: A-10 không phù hợp khi đưa vào tham gia trận chiến hiện đại với một kẻ thù có sức mạnh tương đương như Nga hoặc Trung Quốc. Trong mọi trường hợp, A-10 thậm chí không thể đến gần chiến tuyến được bảo vệ bởi các hệ thống phòng không di động Tor-M2 / M3, Buk-M2 và Tunguska.

Chuyên gia Mỹ cho rằng, ngay cả khi trên chiến trường không có lực lượng không quân đối phương hoặc khu vực không được bảo vệ bởi hệ thống phòng không S-300/400, thì cũng không giúp được Warthogs đến vị trí tấn công. Các tổ hợp tên lửa Buk và Tor, với khả năng tấn công các mục tiêu trong bán kính 70-80 km, cũng có thể tiêu diệt Warthog trên khoảng cách xa.

Do Nga có các tên lửa tầm xa có độ chính xác cao như tên lửa hành trình Kalibr và X-101, nên các sân bay quân sự thông thường của NATO sẽ bị hủy diệt nhanh chóng trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Lúc này "Warthog" trở thành "vịt con xấu xí". Các phi công không muốn lái máy bay tấn công và các Bộ tư lệnh không quân chiến trường muốn loại bỏ nó. Nhưng những nhà vận động hành lang trong Quốc hội không cho phép loại bỏ A-10.

Mặc dù vậy, A-10 được trang bị một pháo đường không mạnh nhất thế giới: khẩu Gatling 30 ly GAU-8/A Avenger, với cơ số đạn lên đến 1.174 viên, tên lửa dẫn đường có điều khiển không đối đất Maverick và nhiều loại bom khác nhau. Tổng trọng lượng vũ khí máy bay có thể mang vượt quá 7 tấn.

Trong khi đó, ngay cả F-35 cũng chỉ có pháo 25 mm với 181 viên đạn, hai quả bom dẫn đường bằng vệ tinh hoặc laser trong khoang vũ khí. Nhiều vũ khí có thể trên giá treo dưới cánh, nhưng F-35 lúc đó không có khả năng tàng hình. Hơn nữa, một giờ bay F-35A có giá đến 45.000 USD.

Theo Majumdar, sẽ không kinh tế và hiệu quả nếu Mỹ sử dụng F-35, thậm chí cả các máy bay tiêm kích thế hệ 4, trong một cuộc chiến tranh với các lực lượng vũ trang kém hiện đại như IS, Taliban, Al-Qaeda... Trên chiến trường Iraq, Afghanistan hoặc châu Phi, hiệu quả nhất là sử dụng Warthog do các nhóm vũ trang tại các khu vực này này không có hệ thống phòng không hiện đại. 

Nhưng trong tương lai, giải pháp tối ưu trong một cuộc xung đột nghiêm trọng với các quốc gia mạnh hơn như Iran, là A-10 được trang bị các máy bay không người lái vũ trang rẻ tiền, có thể sử dụng một lần để tấn công vào các hệ thống phòng không đối phương. 

Theo chuyên gia Mỹ, máy bay sẽ được phủ lớp sơn tàng hình để giảm thiểu phản xạ hiệu dụng của tín hiệu radar, trang bị các drone tấn công tự sát trên khoảng cách xa.

Bằng cách này, A-10 Thunderbolt II có thể là phương tiện mang, phóng và điều khiển các UAV chiến đấu trên khoảng cách an toàn tấn công các mục tiêu cần thiết đối với các kẻ thù không có vũ khí phòng không và có vũ khí phòng không cấp độ thấp, hay hỗ trợ lực lượng bộ binh trong các trận đánh mà lực lượng phòng không đối phương đã bị vô hiệu hóa.

A-10 Thunderbolt II diễn tập phá hủy mục tiêu thiết giáp

Có thể bạn quan tâm

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?