Meta sẽ mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên vào tháng tới

Cửa hàng sẽ cung cấp cho khách hàng các bản demo phần cứng cùng một số thiết bị thử nghiệm của công ty.
Meta sẽ mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên vào tháng tới

Meta cho biết, họ mong muốn khách hàng có thể dùng thử phần cứng của công ty với những trải nghiệm thực tế. Công ty mẹ của Facebook đã thông báo mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên vào tháng Năm.

Meta Store sẽ nằm trong khuôn viên Burlingame, California của công ty, ngay gần Reality Labs HQ, nơi các nhân viên đang làm việc để xây dựng metaverse.

Trong không gian rộng 145 mét vuông, khách hàng có thể tham gia trải nghiệm các bản demo mới thú vị, chẳng hạn như thực hiện cuộc gọi bằng Portal và khám phá thế giới thực tế ảo VR với trải nghiệm nhập vai “Quest 2” đầu tiên.

Meta Store sẽ có màn hình LED cong xuyên suốt cửa hàng, hiển thị những gì khách hàng đang tham gia trong “Quest 2”. Ngoài ra, khách hàng còn có thể chơi thử các trò chơi như Beat Sabre, GOLF+, Real VR Fishing hoặc Supernatural, tặng kèm một video clip dài 30 giây về trải nghiệm demo của họ.

“Meta Store sẽ giúp mọi người tạo ra mối liên hệ với cách sản phẩm của chúng tôi, để nó có thể trở thành cánh cổng dẫn đến metaverse trong tương lai,” Giám đốc Meta Store Martin Gilliard cho biết. “Chúng tôi không ‘bán’ metaverse trong cửa hàng, nhưng hy vọng mọi người sẽ đến và hiểu thêm một chút về cách các sản phẩm của chúng tôi sẽ giúp kết nối họ với metaverse.”

Tọa lạc tại địa chỉ 322 Airport Blvd ở Burlingame, California, Meta Store sẽ mở cửa vào ngày 9/5. Cửa hàng sẽ bán “Quest 2”, phụ kiện cho “Quest 2” và thiết bị Portal. Đối với những người muốn mua chiếc kính thông minh Ray-Ban Stories, các đối tác bán lẻ sẽ hỗ trợ khách hàng đặt hàng trực tiếp từ trang web của Ray-Ban.

Ray Ban
Kính thông minh Ray-Ban Stories - sản phẩm hợp tác giữa thương hiệu kính mắt và công ty công nghệ Meta. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...