Meta và Alphabet cùng tham gia Sáng kiến thu giữ carbon trị giá 925 triệu USD

Các công ty mẹ của Facebook và Google là Meta và Alphabet hiện đã tham gia vào sáng kiến trị giá gần 1 tỷ USD của công ty cung cấp dịch vụ thanh toán Stripe để tăng khả năng thu giữ carbon.
Meta và Alphabet cùng tham gia Sáng kiến thu giữ carbon trị giá 925 triệu USD

Được đặt tên là “Frontier Program”, sáng kiến ​​này là một công ty con của Stripe, tập trung vào việc sử dụng nguồn thu nhập từ các giao dịch để phát triển và áp dụng công nghệ thu giữ carbon. 

Ngoài Meta và Alphabet, gã khổng lồ thương mại điện tử Shopify và công ty tư vấn McKinsey cũng đã tham gia vào dự án, với việc các bên cam kết 925 triệu USD cho mục tiêu đến năm 2030.

Như CNET chỉ ra, công nghệ thu giữ carbon vẫn còn sơ khai và cho đến nay cơ sở hạ tầng mới chỉ loại bỏ được ít hơn 10.000 tấn carbon dioxide khỏi bầu khí quyển của chúng ta, thiếu xa so với con số cần thiết mỗi năm để chống lại biến đổi khí hậu. “Frontier Program” hy vọng sẽ thúc đẩy nhiều doanh nhân và nhà khoa học cùng chung tay hỗ trợ và phát triển công nghệ thu giữ carbon với mạng lưới an toàn. 

“Với Frontier, chúng tôi muốn gửi một tín hiệu tới các doanh nhân, nhà nghiên cứu và nhà đầu tư rằng có một thị trường để loại bỏ carbon vĩnh viễn,” Nan Ransohoff, người đứng đầu công tác khí hậu của Stripe cho biết.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...