Microsoft "đặt cược" hàng tỷ USD vào OpenAI

Microsoft đã công bố khoản đầu tư hàng tỷ USD kéo dài nhiều năm với phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo OpenAI.
trí tuệ nhân tạo

Microsoft mới đây đã công bố một khoản đầu tư mới trị giá hàng tỷ USD với OpenAI - nhà sản xuất hệ thống trí tuệ nhân tạo ChatGPT.

Microsoft từ chối cung cấp một số tiền cụ thể, nhưng Semafor đã báo cáo vào đầu tháng này rằng khoản đầu tư của Microsoft có thể lên tới 10 tỷ USD. 

Thỏa thuận này đánh dấu giai đoạn thứ ba của mối quan hệ đối tác giữa hai công ty, sau các khoản đầu tư trước đó vào năm 2019 và 2021. Microsoft cho biết mối quan hệ đối tác mới sẽ thúc đẩy những đột phá về AI và giúp cả hai công ty thương mại hóa các công nghệ tiên tiến trong tương lai.

Trong một bài đăng trên website, giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella cho biết: “Chúng tôi thiết lập mối quan hệ đối tác với OpenAI xung quanh tham vọng chung là thúc đẩy nghiên cứu AI tiên tiến một cách có trách nhiệm và dân chủ hóa AI như một nền tảng công nghệ mới”. 

Khoản đầu tư mới của Microsoft cũng sẽ giúp hai công ty tham gia vào lĩnh vực siêu máy tính ở quy mô lớn và tạo ra những trải nghiệm mới do AI cung cấp. 

Hiện tại, OpenAI hợp tác chặt chẽ với dịch vụ đám mây Azure của Microsoft. Vào tháng 7/2019, Microsoft đã hỗ trợ OpenAI với 1 tỷ USD, trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây “độc quyền” cho OpenAI. 

OpenAI được các nhà nghiên cứu AI xếp hạng là một trong ba phòng thí nghiệm AI hàng đầu trên toàn thế giới và được biết đến nhiều nhất với trình tạo văn bản AI GPT-3 và trình tạo hình ảnh Dall-E. 

Trình tạo văn bản AI GPT-3, hay còn được gọi là ChatGPT, có khả năng tự động tạo văn bản một cách tiên tiến và sáng tạo hơn nhiều so với các chatbot trước đây của Thung lũng Silicon, trả lời lưu loát đầy đủ các câu hỏi mà bạn đưa ra, bất kể là thắc mắc về lĩnh vực gì. Bên cạnh đó, ChatGPT còn có thể làm thơ, soạn nhạc, viết thư, thiết kế và thậm chí là cả sửa lỗi trong lập trình. Phần mềm khi ra mắt đã nhanh chóng trở thành “cơn sốt” khi các giám đốc điều hành công nghệ và nhà đầu tư mạo hiểm ca ngợi nó trên Twitter, thậm chí còn so sánh nó với màn ra mắt iPhone mang tính lịch sử của Apple vào năm 2007.

Những người sáng lập của OpenAI bao gồm Sam Altman, Giám đốc điều hành Tesla và SpaceX Elon Musk, Greg Brockman, Ilya Sutskever, Wojciech Zaremba và John Schulman. Elon Musk đã từ chức khỏi hội đồng quản trị vào tháng 2/2018 nhưng vẫn giữ vị trí nhà đầu tư chính. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...