Microsoft và ByteDance “bắt tay” tạo ra một dự án AI lớn

Các kỹ sư từ Microsoft và ByteDance đã có cuộc thảo luận về KubeRay tại Hội nghị thượng đỉnh Ray ở San Francisco (Mỹ).
Microsoft và ByteDance “bắt tay” tạo ra một dự án AI lớn

Cuộc chiến tranh giành “quyền lực tối cao” trong ngành công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến các nhà lập pháp càng cân nhắc nhiều hơn về tiềm năng và tác động đối với an ninh, nền kinh tế và sự thịnh vượng của quốc gia. Nhưng khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đổ nguồn lực vào cuộc đua giành vị thế thống trị trong lĩnh vực này, thì những cái bắt tay hợp tác cũng đang được diễn ra. Thật vậy, một số chuyên gia về trí tuệ nhân tạo thậm chí còn nói rằng hợp tác xuyên biên giới là chìa khóa để tận dụng tối đa những tiến bộ trong lĩnh vực điện toán.

Các kỹ sư từ Microsoft của Mỹ và ByteDance của Trung Quốc - công ty mẹ của TikTok - đã cùng nhau làm việc để thúc đẩy quan điểm đó. Thông qua một dự án có tên KubeRay, đôi bên đang hợp tác trên phần mềm này với mục tiêu giúp các công ty chạy ứng dụng AI hiệu quả hơn.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Ray ở San Francisco (Mỹ), kỹ sư phần mềm ByteDance Jiaxin Shan và kỹ sư phần mềm chính của Microsoft Ali Kanso đã thảo luận về tiến trình của họ với các nhà khoa học dữ liệu, chuyên gia máy học và các nhà phát triển khác quan tâm đến việc xây dựng các ứng dụng lớn bằng phần mềm nguồn mở có tên là Ray.

Ông Shan và Kanso đã giải thích các chi tiết kỹ thuật đằng sau KubeRay và cho rằng phần mềm này rất hữu ích trong việc cung cấp năng lượng cho các ứng dụng AI chạy trên nhiều máy tính hoặc máy tính phân tán.

“Jiaxin và tôi đã làm việc trong hơn một năm cho một dự án mã nguồn mở và đây là chính là vẻ đẹp đáng khuyến khích của một cộng đồng công nghệ đoàn kết,” Ali Kanso cho biết. “Chúng tôi không ở cùng một công ty, nhưng chúng tôi gặp nhau hàng tuần và chúng tôi cộng tác hàng ngày.”

Các công ty thường hợp tác và chia sẻ nguồn lực kỹ thuật để đóng góp vào các dự án mã nguồn mở, vốn đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây và là hạt giống cho nhiều công ty khởi nghiệp. Sự hợp tác giữa Microsoft-ByteDance rất đáng chú ý vì sự cạnh tranh gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về AI và sở hữu trí tuệ, cũng như lo ngại về cách các tiến bộ công nghệ có thể được sử dụng để giám sát và xâm nhập quyền riêng tư.

Microsoft đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào AI giống như các đối thủ cạnh tranh của mình bao gồm Amazon, Alphabet, Meta và Apple. Tương tự như Google đã từng làm, Microsoft duy trì một phòng thí nghiệm nghiên cứu AI ở Trung Quốc, giúp họ khai thác tài năng học thuật của đất nước tỷ dân. 

Trong khi đó, ByteDance cũng đã tham gia vào các dự án mã nguồn mở AI khác nhau trong vài năm trở lại đây. Ví dụ, vào năm 2020, ByteDance cho ra mắt bộ công cụ phần mềm NeurST để dịch thuật lời nói được hỗ trợ bởi AI. Và năm ngoái, công ty đã giới thiệu phần mềm mã nguồn mở CloudWeGo dành cho doanh nghiệp.

Những gã khổng lồ công nghệ như Microsoft và Meta thường sử dụng các dự án mã nguồn mở như một cách để tuyên truyền những ý tưởng công nghệ nội bộ tới cộng đồng rộng lớn hơn. Làm như vậy sẽ giúp thu hút tuyển dụng tiềm và là cách để quảng bá công ty với tư cách là những nhà lãnh đạo công nghệ cho các nhà phát triển.

Mối quan hệ giữa Microsoft và ByteDance vốn không phải là quá mới. Vào năm 2020, Microsoft đã tìm cách mua lại TikTok từ ByteDance vào thời điểm mà cựu Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ cấm ứng dụng tại Mỹ vì các lý do bảo mật. Một năm sau đó, Giám đốc điều hành Microsoft, Satya Nadella, đã gọi thương vụ thất bại giữa hai bên là "điều kỳ lạ nhất" mà ông từng làm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...