Microsoft sẽ đầu tư 10 tỷ USD vào OpenAI

Microsoft có dự định đầu tư 10 tỷ USD vào OpenAI như một phần của vòng cấp vốn sẽ giúp định giá công ty ở mức 29 tỷ USD.

10 tỷ USD vào OpenAI

Microsoft có kế hoạch đầu tư 10 tỷ USD vào OpenAI - công ty khởi nghiệp đằng sau công cụ trí tuệ nhân tạo phổ biến ChatGPT, theo một báo cáo từ Semafor.

Thỏa thuận này là một phần trong vòng tài trợ với các nhà đầu tư, sẽ định giá OpenAI ở mức 29 tỷ USD. 

Semafor đưa tin, không rõ liệu thỏa thuận đã được hoàn tất hay chưa nhưng các điều khoản được gửi cho các nhà đầu tư tiềm năng cho thấy kế hoạch là hoàn tất thỏa thuận vào cuối năm 2022.

Cũng theo báo cáo, Microsoft sẽ nhận được 75% cổ phần lợi nhuận của OpenAI cho đến khi thu hồi được tiền từ khoản đầu tư của mình, sau đó công ty sẽ nắm giữ 49% cổ phần của OpenAI.

Trong vài tháng qua, thế giới công nghệ đã xôn xao bàn tán về ChatGPT. Công cụ này là một mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên, có nghĩa là nó được thiết kế để tạo ra văn bản trông như thể con người đã viết ra nó. 

Mô hình của công cụ, vốn là một biến thể của dòng mô hình ngôn ngữ GPT-3, đã được sử dụng cho mọi thứ, từ phát triển mã code đến viết bài luận đại học.

Đặt cược vào ChatGPT có thể giúp Microsoft tăng cường hoạt động tìm kiếm trên web, một thị trường mà Google đang thống trị. Trình duyệt Bing của Microsoft hiện chỉ chiếm một thị phần nhỏ trên thị trường công cụ tìm kiếm toàn cầu, tuy nhiên người ta hy vọng thỏa thuận này có thể giúp công ty vượt qua sự thống trị của Google bằng cách cung cấp các khả năng tìm kiếm nâng cao hơn.

Vào tháng 12, Morgan Stanley đã xuất bản một báo cáo xem xét việc liệu ChatGPT có phải là mối đe dọa đối với Google hay không. Brian Nowak, nhà phân tích hàng đầu về Alphabet Inc., đã viết rằng "các mô hình ngôn ngữ có thể chiếm thị phần trong tương lai và ‘truất ngôi’ Google với tư cách là điểm tiếp cận cho mọi người trên Internet”.

OpenAI, được thành lập bởi doanh nhân Sam Altman ở Thung lũng Silicon vào năm 2015, đã ra mắt ChatGPT ra công chúng vào cuối tháng 11/2022. Bất chấp sự lạc quan về tiềm năng của nó, dự án đang “đốt” một lượng lớn tiền mặt do mức độ áp lực quá lớn đối với các máy chủ phát sinh. Năm ngày sau khi OpenAI phát hành ChatGPT, CEO Altman nói rằng công cụ nghiên cứu trò chuyện đã vượt mốc 1 triệu người dùng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...