Microsoft lập kỷ lục về thỏa thuận công nghệ lớn nhất từ ​​trước đến nay

Microsoft sẽ trả gần 69 tỷ USD cho Activision Blizzard - mức giá cao nhất mà một công ty công nghệ Hoa Kỳ từng đưa ra trong một thương vụ mua lại.
Microsoft lập kỷ lục về thỏa thuận công nghệ lớn nhất từ ​​trước đến nay

Microsoft từng cố gắng lập kỷ lục vào năm 2008, khi CEO lúc đó là Steve Ballmer theo đuổi kế hoạch mua lại Yahoo với giá khoảng 50 tỷ USD. Đó sẽ là thương vụ công nghệ lớn nhất của Hoa Kỳ từ trước đến nay. 

May mắn cho Microsoft, Yahoo khi đó liên tục từ chối mức giá này. 

Về sau, Yahoo đã gặp phải khó khăn trước Google trong lĩnh vực tìm kiếm trên internet và cuối cùng phải bán lại cho Verizon với mức giá 4,5 tỷ USD vào năm 2017.

Và đến nay, CEO đương nhiệm Satya Nadella đang cố gắng một lần nữa đưa Microsoft đến với danh hiệu “kỷ lục”. 

Hôm 18/1, Microsoft cho biết họ đang mua nhà phát hành trò chơi điện tử Activision Blizzard với giá gần 69 tỷ USD, mức giá mua lại lớn nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ. Vào năm 2016, Dell đã mua EMC với giá 67 tỷ USD. Tiếp theo là thỏa thuận JDS-SDL trị giá 41 tỷ USD và IBM mua lại Red Hat trị giá 34 tỷ USD, kết thúc vào năm 2019.

Microsoft vẫn phải giành được sự chấp thuận từ các cổ đông của Activision và quan trọng hơn là từ các cơ quan quản lý. Hai thương vụ lớn gần đây trong ngành bán dẫn - nỗ lực của Nvidia để mua Arm và thỏa thuận mua Xilinx của AMD - đều đã được xem xét theo quy định trong hơn một năm.

Đối với Microsoft, giá mua này cao hơn gấp đôi so với các mức giá mà công ty từng trả. Thương vụ mua lại đắt nhất trước đó của công ty là LinkedIn vào năm 2016, trị giá hơn 26 tỷ USD.

Vào thời điểm thương vụ LinkedIn công bố, Microsoft được định giá khoảng 400 tỷ USD, do đó, số tiền lên tới khoảng 6,5% vốn hóa thị trường của công ty. Khi Microsoft cố gắng mua lại Yahoo, vốn hóa thị trường của họ là khoảng 260 tỷ USD, có nghĩa là công ty sẽ phải từ bỏ gần 20% cổ phần của mình.

Nhưng ngày nay, Microsoft có mức định giá gần 2,3 nghìn tỷ USD, tức là công ty chỉ trả 3% vốn hóa thị trường cho Activision trong thương vụ này. 

Tuy nhiên, thay vì sử dụng giá trị cổ phiếu của mình, Microsoft quyết định sẽ trả tiền mặt cho các nhà đầu tư của Activision. Đó là một khối lượng lớn, nhưng Microsoft có đủ khả năng. Tính đến ngày 30/9/2021, công ty sở hữu 130 tỷ USD tiền mặt và các khoản tương đương, với 85% trong số đó là dưới hình thức đầu tư ngắn hạn.

Giá mua lại mà Microsoft đề xuất cao hơn 45% so với giá cổ phiếu của Activision đóng cửa vào 14/1. Nhưng các nhà đầu tư của Microsoft có vẻ không màng tới điều này. Cổ phiếu của Activision chỉ giảm 2,4% vào 18/1 - giống với nhiều cổ phiếu công nghệ khác trong một ngày thị trường đi xuống nói chung.

Điều đó một phần là do thành công đã được chứng minh của CEO Nadella trong việc tích hợp các thương vụ mua lại trước đó, bao gồm LinkedIn và GitHub. Nhưng nó cũng phản ánh nhiều hơn nữa sự hào hứng của thị trường xung quanh các sản phẩm trò chơi điện tử và tiềm năng của Microsoft trong việc mở rộng sự hiện diện của mình ra ngoài Xbox và dịch vụ Game Pass đã được đăng ký.

“Đề nghị mua lại ATVI với giá 68,7 tỷ USD tiền mặt đánh dấu một thương vụ mua lại lớn nhất trong lịch sử của Microsoft nhưng cũng mang lại giá trị chiến lược hấp dẫn, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ tiêu dùng nơi Microsoft có danh mục sản phẩm nhỏ hơn,” nhà phân tích Piper Sandler nhận xét. “Đây được cho là một trong hai phân khúc sẽ sớm mang đến cơ hội tăng thêm 1 nghìn tỷ USD cho Microsoft trong tương lai dài hạn.”

Microsoft cũng đang tận dụng lợi thế khi môi trường pháp lý gây áp lực lên Big Tech nhưng hầu như không nhắm tới Microsoft. Các giám đốc điều hành của Google, Apple, Facebook và Amazon trong những năm gần đây đã phải đối mặt với sự phẫn nộ của các quan chức dân cử, những người lo ngại về việc một lượng lớn quảng cáo, thương mại và dữ liệu di động đang “nằm trong tay” Big Tech. 

Trong khi các công ty có vốn hóa lớn nói trên hầu như chỉ giới hạn trong các thương vụ mua lại nhỏ và vừa trên các thị trường tiếp tuyến, thì Microsoft vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Dan Ives, một nhà phân tích tại Wedbush Securities, viết trong một báo cáo: “Từ góc độ pháp lý, Microsoft không bị giám sát chặt chẽ như các công ty công nghệ hàng đầu khác (Amazon, Apple, Facebook, Google). Cuối cùng, CEO Nadella đã nhìn thấy một cơ hội để đặt cược lớn vào tiêu dùng trong khi những công ty khác đang nằm trong sự chú ý của pháp luật và không thể theo đuổi một tài sản như thế này.”

Tuy nhiên, một thỏa thuận với quy mô chắc chắn sẽ khiến các nhà quản lý ở Washington, D.C. quan tâm và sẽ kiểm tra xem liệu Microsoft có còn duy trì thiện chí như vậy hay không.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…