Sẵn sàng chi số tiền lớn thứ hai trong lịch sử, Microsoft thể hiện rõ tham vọng mở rộng lĩnh vực kinh doanh

Microsoft Corp sẵn sàng bỏ ra 16 tỷ USD để mua công ty công nghệ giọng nói và trí tuệ nhân tạo Nuance Communications Inc.
Sẵn sàng chi số tiền lớn thứ hai trong lịch sử, Microsoft thể hiện rõ tham vọng mở rộng lĩnh vực kinh doanh

Thỏa thuận được đưa ra sau khi hai công ty hợp tác vào năm 2019 để tự động hóa công việc hành chính và lưu trữ tài liệu. Động thái mới đây cho thấy tham vọng của Microsoft trong việc mở rộng sang ngành công nghiệp chăm sóc sức khoẻ, khi các nhà cung cấp dịch vụ y tế đang đầu tư nhiều hơn vào công nghệ để cải thiện năng suất và dịch vụ kỹ thuật số. 

“Sự gia nhập của Nuance sẽ đưa công nghệ của Microsoft tiệm cận với bác sĩ và bệnh nhân, vốn là trung tâm của tất cả các hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, kế hoạch này cũng sẽ mở rộng vai trò dẫn đầu của Microsoft trong lĩnh vực bảo mật AI và sinh trắc học của doanh nghiệp chuyên ngành”, giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella cho biết trong một cuộc họp với các nhà đầu tư.

Đề nghị của Microsoft là 56 USD cho mỗi cổ phiếu, cao hơn 22,86% so với giá đóng cửa của Nuance vào 9/4. Cổ phiếu Nuance đã tăng 16% lên 52,85 USD vào 12/4 chỉ sau lời đề nghị này của Microsoft.

Nuance là công ty tiên phong trong công nghệ giọng nói và giúp tạo ra Siri của Apple Inc, thông qua các cuộc đánh giá chiến lược do giám đốc điều hành Mark Benjamin điều hành. Sau khi cung cấp các công nghệ nhận dạng giọng nói, công ty hiện tập trung vào chăm sóc sức khỏe và AI doanh nghiệp sau khi tạm ngừng hoạt động và bán một số đơn vị kinh doanh ít lợi nhuận.

Công ty cho biết họ phục vụ 77% bệnh viện ở Hoa Kỳ, cung cấp các giải pháp thông minh bao gồm nhận dạng giọng nói lâm sàng, phiên âm y tế và hình ảnh y tế.

Nhà phân tích J.P. Gownder của Forrester viết trong một ghi chú ngày 12/4: “Vị thế vững chắc của Nuance ( trong lĩnh vực công nghệ đọc chính tả và phiên âm y tế) sẽ kết nối chặt chẽ khách hàng với dịch vụ Đám mây Azure của Microsoft và các dịch vụ thông minh”.

Với hoạt động tại 28 quốc gia, Nuance đã báo cáo doanh thu 1,5 tỷ USD trong năm tài chính 2020, với 2/3 trong số đó đến từ lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Ông Mark Benjamin sẽ tiếp tục giữ chức vụ giám đốc điều hành tại Nuance và sẽ báo cáo trực tiếp với ông Scott Guthrie - Phó chủ tịch điều hành Cloud & AI tại Microsoft. 

Thỏa thuận của Microsoft với Nuance diễn ra sau thương vụ mua lại công ty trò chơi ZeniMax Media trị giá 7,5 tỷ USD gần đây và theo một số tiết lộ, Microsoft cũng đang đàm phán để mua nền tảng nhắn tin Discord - cho phép trao đổi các âm thanh trực tiếp.

Mua lại Nuance sẽ là thương vụ lớn thứ hai của Microsoft trong lịch sử, sau thương vụ mua lại LinkedIn trị giá 26,2 tỷ USD vào năm 2016. 

Tính cả nợ ròng, giao dịch hoàn toàn bằng tiền mặt trị giá 19,7 tỷ USD. Goldman Sachs là cố vấn tài chính cho Microsoft, trong khi Evercore tư vấn cho Nuance.

reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...