OpenText Canada mua lại Micro Focus của Anh trong thỏa thuận trị giá 6 tỷ USD

Công ty phần mềm Canada OpenText thông báo về việc sẽ mua lại Micro Focus International Plc của Anh trong một thỏa thuận hoàn toàn bằng tiền mặt.
OpenText Canada mua lại Micro Focus của Anh trong thỏa thuận trị giá 6 tỷ USD

Thoả thuận sẽ định giá nhà sản xuất phần mềm doanh nghiệp Micro Focus ở mức 6 tỷ USD bao gồm cả nợ, dặt mục tiêu thúc đẩy mở rộng công nghệ quản lý doanh nghiệp trên toàn cầu. 

OpenText sẽ trả 6,30 USD tiền mặt cho mỗi cổ phiếu Micro Focus, cao hơn 98,7% so với giá đóng cửa ngày 25/8, mang lại cho công ty mức vốn hóa thị trường khoảng 2 tỷ USD. 

Micro Focus có khoản nợ 4,4 tỷ USD trên bảng cân đối kế toán, theo báo cáo thu nhập mới nhất. OpenText sẽ tài trợ cho thỏa thuận này bằng cách huy động 4,6 tỷ USD nợ mới, 1,3 tỷ USD tiền mặt và rút 600 triệu USD từ cơ sở tín dụng quay vòng hiện có. 

Trong cuộc gọi với các nhà phân tích, giám đốc điều hành OpenText Mark Barrenechea cho biết công ty có thể ổn định hoạt động kinh doanh của Micro Focus và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi đám mây của công ty. 

Micro Focus giúp khách hàng duy trì và tích hợp CNTT lỗi thời/kế thừa (legacy technology). Thông thường, công nghệ lỗi thời là những công nghệ đã được sử dụng trong nhiều quy trình và liên bộ phận trong một tổ chức. Tuy chúng cần được thay thế với những cập nhất mới hơn, nhưng với việc đã từng được sử dụng trong nhiều năm, nó thường chứa một lượng lớn dữ liệu quan trọng, bên cạnh đó việc thay thế hoàn toàn có thể là thử thách vô cùng phức tạp và tốn kém. 

OpenText là một trong những nhà sản xuất phần mềm lớn nhất Canada, có trụ sở tại Waterloo. Cổ phiếu niêm yết tại Hoa Kỳ của công ty đã giảm 4,8% trong phiên giao dịch sau giờ làm việc vào 25/8. Barclays là cố vấn tài chính cho OpenText về thỏa thuận này, dự kiến ​​sẽ kết thúc vào quý đầu tiên của năm 2023.

Xem thêm

Ebay mua lại nền tảng NFT KnownOrigin

Ebay mua lại nền tảng NFT KnownOrigin

Ebay Inc. đã mua lại nền tảng kinh doanh NFT KnownOrigin và eBay đang tìm cách tăng cường cung cấp sản phẩm tới các nhà sưu tập kỹ thuật số.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...