Mỹ giới thiệu đồ họa hệ thống tên lửa siêu thanh mặt đất

Lockheed Martin Corp., nhà cung cấp vũ khí số 1 của Lầu Năm Góc, công bố bức ảnh đầu tiên đồ họa máy tính Vũ khí siêu thanh tầm xa (LRHW) của Lục quân.

Theo bản giới thiệu, hệ thống vũ khí tiên tiến mới bao gồm 4 tổ hợp phóng ống container vận tải (TEL), lắp đặt trên rơ mooc kéo M870 trọng tải 40 tấn đã được sửa đổi, và các trạm chỉ huy.

Mỗi TEL sẽ có hai vũ khí siêu thanh được đóng trong thùng phóng sẵn sàng, đơn vị tên lửa sẽ được biên chế một số lượng đạn bổ sung không xác định.

Hệ thống vũ khí siêu thanh lục quân của  Lockheed Martin

Theo phát biểu của công ty, LRHW sẽ sử dụng đầu đạn siêu thanh thông thường và giới thiệu một loại tên lửa tầm xa siêu nhanh và cơ động mới, có khả năng phóng từ các hệ thống phóng di động mặt đất.

Hệ thống vũ khí mới sẽ là vũ khí chiến lược quan trọng và khả năng răn đe mạnh mẽ trước các đối thủ cho Quân đội Mỹ. Tên lửa siêu thanh có thể lên cao tới đỉnh bầu khí quyển của Trái đất và bay ngoài tầm bắn của các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không cho đến khi đầu đạn bắt đầu tấn công, lúc đó đã quá muộn để phản ứng đánh chặn. Cực kỳ chính xác, cực nhanh, cơ động và khả năng sống còn cao, đầu đạn siêu thanh có thể tấn công mọi mục tiêu trên thế giới trong vòng vài phút.

Quân đội Mỹ hiện đang nỗ lực có được nguyên mẫu vũ khí siêu âm cho thử nghiệm vào năm tài chính 2023. Các hệ thống xe phóng lục quân mới được trang bị tên lửa siêu thanh có thể bay với tốc độ hơn 3.800 dặm/giờ (hơn 6.000 km/h).

Tập đoàn Lockheed Martin cũng cho biết, ngày 23/9,công ty đã tổ chức khánh thành Cơ sở Sản xuất ống phóng cho Vũ khí thông thường tấn công nhanh (CPS) tại cơ sở của RMS Baltimore (Rotary and Mission Systems Baltimore). 

Nhóm Baltimore hiện đang thực hiện hợp đồng “IWTA to Space”, thiết kế và chế tạo 19 ống phóng CPS kích thước trung bình cho vũ khí siêu thanh tầm xa.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...