Mỹ: Nông dân bán bò, chặt cây vì hạn hán

Nông dân nhiều bang ở miền Tây phải bán đàn bò đang chăn thả và chặt bỏ vườn cây vì thiếu nước trầm trọng.
Mỹ: Nông dân bán bò, chặt cây vì hạn hán

Theo khảo sát của American Farm Bureau Federation (AFBF) - công ty bảo hiểm và vận động hành lang cho lợi ích nông nghiệp - cho biết gần ba phần tư nông dân Mỹ nói rằng hạn hán năm nay đang ảnh hưởng đáng kể đến vụ mùa.

Hạn hán năm nay đang gây ra nhiều khó khăn hơn so với 2021. 37% nông dân cho biết đang tiêu hủy cây trồng vì chúng sẽ không thu hoạch được do thiếu nước. Con số này tăng vọt so với mức 24% của năm ngoái.

AFBF ước tính gần 60% diện tích đồng bằng Tây, Nam và Trung Bộ đang trải qua hạn hán nghiêm trọng trong năm nay. "Những ảnh hưởng của đợt hạn hán này sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới, không chỉ với nông dân và chủ trang trại mà còn cả người tiêu dùng", Chủ tịch AFBF Zippy Duvall cho biết.

Cũng theo Duvall, nhiều nông dân Mỹ đã phải bán bớt số gia súc họ nuôi trong nhiều năm, hoặc phá bỏ số cây đã trồng suốt vài thập kỷ qua. Cuộc khảo sát của AFBF được thực hiện trên 15 bang, từ ngày 8/6 đến ngày 20/7 ở các vùng hạn hán khắc nghiệt từ Texas, Bắc Dakota đến California, nơi chiếm gần một nửa sản xuất nông nghiệp của Mỹ.

Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia Mỹ thông tin, tháng 7 vừa qua là tháng nóng thứ ba trong lịch sử nước này. Bản tin thời tiết và mùa màng của Bộ Nông nghiệp Mỹ hôm 6/8 báo cáo "hạn hán gia tăng nhanh chóng tại các vùng đồng bằng miền Trung, Nam và Trung Nam, làm cạn kiệt độ ẩm của lớp đất mặt, ảnh hưởng đáng kể đến đất đai, đồng cỏ và các loại cây trồng mùa hè khác nhau".

Tại California - bang có nhiều cây ăn quả, 50% nông dân cho biết phải chặt bỏ cây trồng do hạn hán. Điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu trong tương lai.

Nông dân ở Texas thì phải bán đàn gia súc sớm hơn bình thường, do hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước và đồng cỏ. Nông dân bang này giảm quy mô đàn nhiều nhất với 50%, tiếp theo là New Mexico và Oregon với lần lượt 43% và 41%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...