Miền nam châu Âu “gồng mình” ứng phó với cháy rừng và nắng nóng dữ dội

Các nhà chức trách ở khắp miền nam châu Âu đã phải vật lộn để kiểm soát các đám cháy rừng lớn ở các quốc gia Tây Ban Nha, Hy Lạp, Pháp và Bồ Đào Nha - nơi hàng chục nghìn người đã phải sơ tán trong điều kiện nhiệt độ tăng cao.
Miền nam châu Âu “gồng mình” ứng phó với cháy rừng và nắng nóng dữ dội

Ở Tây Ban Nha, máy bay trực thăng dâp lửa đã được điều động khi sức nóng gay gắt và địa hình đồi núi khiến công việc của những người lính cứu hỏa trở nên khó khăn hơn.

Cơ quan thời tiết quốc gia AEMET đã ban hành cảnh báo nhiệt độ cao trong ngày 17/7, cao nhất là 42 độ C ở Aragon, Navarra và La Rioja phía bắc. Cơ quan cho biết đợt nắng nóng đỉnh điểm có thể sẽ kết thúc vào 18/7, nhưng cảnh báo nhiệt độ sẽ vẫn "cao bất thường".

Tây Ban Nha đã trải qua một đợt nắng nóng kéo dài gần một tuần, với mức cao nhất là 45,7 độ C. Tại tỉnh Malaga, cháy rừng bùng phát trong đêm, ảnh hưởng đến cư dân địa phương gần Mijas, một thị trấn nổi tiếng với khách du lịch Bắc Âu. Mari Carmen Molina, một ủy viên hội đồng địa phương, một trong những thị trấn được yêu cầu sơ tán, cho biết cô lo lắng rất nhiều nhà cửa có thể bị phá hủy.

cháy rừng

Trong khi đó tại Pháp, cháy rừng hiện đã lan rộng hơn 11.000 ha ở vùng Tây Nam Gironde, và hơn 14.000 người đã phải sơ tán, các nhà chức trách khu vực cho biết vào chiều 17/7. Hơn 1.200 nhân viên cứu hỏa đang cố gắng kiểm soát các ngọn lửa, chính quyền cho biết trong một tuyên bố.

Tại Bồ Đào Nha, các nhân viên cứu hỏa đang cố gắng kiểm soát 5 đám cháy rừng ở nhiều khu vực nông thôn phía bắc đất nước, trong đó vụ cháy lớn nhất là gần thành phố Chaves. Bộ Y tế Bồ Đào Nha cho biết vào cuối ngày 16/7 rằng trong bảy ngày qua, 659 người đã chết do nắng nóng, hầu hết trong số họ là người cao tuổi. Mức đỉnh điểm của tuần là 440 không qua khỏi vào hôm 15/7, khi nhiệt độ vượt quá 40 độ C ở một số khu vực và 47 độ C tại một trạm khí tượng ở quận Vizeu, trung tâm đất nước. Bên cạnh đó, Bồ Đào Nha cũng đang phải vật lộn với hạn hán khắc nghiệt - báo cáo cho thấy 96% lãnh thổ bị hạn hán nghiêm trọng hoặc cực đoan vào cuối tháng 6, trước đợt nắng nóng gần đây, theo dữ liệu từ viện khí tượng quốc gia IPMA.

Ở Hy Lạp, lực lượng cứu hỏa cho biết hôm 16/7 đã có 71 vụ cháy đã bùng phát trong vòng 24 giờ. Vào 17/7, hơn 150 nhân viên cứu hỏa phải nhanh chóng giải quyết một đám cháy đã thiêu rụi rừng và đất nông nghiệp ở Rethymno trên đảo Crete. Ngọn lửa thậm chí bị thổi bùng lớn hơn bởi gió mạnh, và nay được phần nào được kiểm soát. 

Mới đây, cơ quan dự báo thời tiết quốc gia Vương quốc Anh đã ban hành cảnh báo "nhiệt độ cực cao" màu đỏ đầu tiên cho các vùng của nước Anh vào 18 và 19/7, dự đoán nhiệt độ có thể lên tới 40 độ C, vượt qua kỷ lục trước đó là 38,7 độ C vào năm 2019.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...