Mỹ tiếp tục giáng nhiều đòn trừng phạt nặng nề lên Nga

Hoa Kỳ tiếp tục nhắm vào các ngân hàng và giới tinh hoa của Nga, trong đó bao gồm cả 2 con gái lớn của TT Putin bằng một vòng trừng phạt mới vào 6/4.
Mỹ tiếp tục giáng nhiều đòn trừng phạt nặng nề lên Nga

Các biện pháp trừng phạt mới của Hoa Kỳ nhằm vào ngân hàng Sberbank của Nga, ngân hàng nắm giữ một phần ba tổng tài sản ngân hàng Nga và Alfabank, tổ chức tài chính lớn thứ tư của nước này, các quan chức Mỹ cho biết. Nhưng các giao dịch năng lượng đã được miễn trừ khỏi các biện pháp mới nhất, họ nói.

"Các biện pháp trừng phạt ngăn chặn” sẽ không cho khối tài sản của Sberbank và Alfabank "chạm vào hệ thống tài chính của Hoa Kỳ", Nhà Trắng cho biết. 

Bằng cách cắt đứt các ngân hàng lớn nhất của Nga, Hoa Kỳ đang "leo thang đáng kể" cú sốc tài chính đối với Nga, một quan chức chính quyền cấp cao nói với các phóng viên. "Thực tế là Nga đang rơi vào thế cô lập về kinh tế, tài chính và công nghệ", quan chức này nói. "Và với tốc độ này, Nga rất có thể sẽ quay trở lại mức sống kiểu Liên Xô từ những năm 1980".

Giám đốc Hội đồng Kinh tế Nhà Trắng Brian Deese cho biết, theo ước tính, nền kinh tế Nga sẽ giảm 10% đến 15% vào năm 2022 và lạm phát ở Nga đang ở mức 200%.

Anh Quốc cũng đã đóng băng tài sản của Sberbank và cho biết sẽ cấm nhập khẩu than của Nga vào cuối năm nay như một phần của nỗ lực đồng minh phối hợp với các quốc gia phương Tây khác. Sberbank và Alfabank cho biết các lệnh trừng phạt mới sẽ không có tác động đáng kể đến hoạt động của họ.

Hoa Kỳ cũng áp lệnh trừng phạt đối với hai con gái lớn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, vợ và con gái của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, và các thành viên cấp cao của hội đồng an ninh Nga, các quan chức cho biết.

Cũng trong số những người bị trừng phạt còn có Dmitry Medvedev, cựu tổng thống, cựu thủ tướng Nga và là một trong những đồng minh thân cận nhất của TT Putin. Những người khác bao gồm Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin và Bộ trưởng Tư pháp Konstantin Chuychenko.

Sau đó vào 6/4, TT Mỹ Joe Biden cũng đã ký một lệnh hành pháp cấm “người dân Hoa Kỳ, dù ở bất cứ đâu, đầu tư vào Liên bang Nga”. Điều này bao gồm lệnh cấm đầu tư mạo hiểm và sáp nhập, các quan chức cho biết.

Daniel Fried, một cựu điều phối viên của Bộ Ngoại giao về chính sách trừng phạt trong chính quyền TT Obama, cho biết: ”Điều còn thiếu là chúng ta sẽ làm gì với dầu và khí đốt", mặt hàng xuất khẩu sinh lợi nhất của Nga.”

Theo các lệnh trừng phạt mới nhất, các giấy phép đặc biệt của Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã miễn trừ cho các giao dịch với ngân hàng có liên quan đến việc mua dầu và khí đốt của các đồng minh châu Âu.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết cần có sự linh hoạt đối với các giao dịch năng lượng của Nga vì nhiều nước châu Âu vẫn phụ thuộc nhiều vào dầu khí của Nga và cho biết “họ [châu Âu] cam kết thực hiện chuyển đổi khỏi sự phụ thuộc đó càng nhanh càng tốt."

Trong cùng ngày, các nhà ngoại giao của Liên minh châu Âu chưa thể thông qua các lệnh trừng phạt mới, vì các vấn đề kỹ thuật cần được giải quyết, bao gồm cả việc liệu lệnh cấm đối với than có ảnh hưởng đến các hợp đồng hiện có hay không, nhiều nguồn tin cho biết.

Xem thêm

EU chuẩn bị gói trừng phạt thứ 5 nhằm vào Nga?

EU chuẩn bị gói trừng phạt thứ 5 nhằm vào Nga?

Ngày 18/3, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết ông đã thảo luận với Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell về gói trừng phạt tiếp theo nhằm vào Nga, liên quan chiến dịch quân sự của nước này tại Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?