Nga tổ chức diễn đàn ARMY-2021, giới thiệu tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chiến lược lớp Borei.

Triển lãm Vũ khí và trang thiết bị quân sự Quốc tế dự kiến tổ chức từ ngày 22 đến 28/8, với 9 điểm triển lãm tại 4 địa phương vùng Viễn đông thuộc lãnh thổ Kamchatka, vùng Magadan và khu tự trị Chukotka của Nga.

Trong khu vực trách nhiệm của các đơn vị và lực lượng quân sự phía đông bắc nước Nga, những hoạt động của Diễn đàn sẽ là sự kiện lớn nhất trong toàn bộ thời gian của Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự Quốc tế.

Trong toàn bộ thời gian Diễn đàn ARMY-2021, Bộ Quốc phòng Nga sẽ tổ chức các chuyến tham quan các chiến hạm và tàu của Hạm đội Thái Bình Dương cho các khách mời, trong dó tàu rà phá thủy lôi mới nhất Yakov Balyaev, tàu chống biệt kích người nhái dự án Grachonok, xuồng lặn ngầm và xuồng đo đạc thủy hiện đại. Hải quân Nga trình diễn hoạt động thực tế của phương tiện lặn ngầm điều khiển từ xa Marlin, các mẫu vũ khí và thiết bị của tàu ngầm không người lái.

Tại các địa điểm của Diễn đàn quân sự-kỹ thuật quốc tế, sẽ trưng bầy 17 mẫu vũ khí, khí tài và trang thiết bị đặc biệt của Lực lượng Phòng thủ Bờ biển.

Lần đầu tiên trong lịch sử Diễn đàn, hải quân Nga có kế hoạch giới thiệu tàu ngầm hạt nhân chiến lược thuộc dự án Borey, trưng bày tĩnh trên vùng nước Vịnh Avacha.

Tàu ngầm lớp Borei là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chiến lược năng lượng hạt nhân thế hệ thứ tư của Nga. Các chiến hạm lớp Borei sẽ thay thế các tàu ngầm cũ lớp Delta III và Typhoon, trở thành lực lượng răn đe hạt nhân quan trọng của Hải quân Nga. Đây là lớp tàu ngầm đầu tiên do Nga phát triển sau Liên Xô.

Đây là Dự án 935, được bắt đầu vào năm 1996 với mục đích chế tạo chiếc tàu ngầm đầu tiên Lớp Borei. Tên dự án sau đó được đổi thành Dự án 955 và tàu ngầm được điều chỉnh thiết kế, phù hợp với tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Bulava (SS-NX-30) mới, thay cho tên lửa R-39UTTH Bark bị bỏ rơi trong những năm 1990.

Ba tàu ngầm đầu tiên lớp Borei đóng theo chương trình Đề án 955 và năm tàu ​​tiếp theo, trong đó có tàu ngầm mang tên Công tước Vladimir, đóng theo Đề án 955A (Borei-A), phiên bản nâng cấp và hiện đại hóa của Đề án 955.

Chương trình Đề án 955A là sự thay đổi đáng kể trong thiết kế tàu ngầm mới với nhiều cải tiến công nghệ và cấu trúc thân tàu, nhằm giảm đến mức tối thiểu tiếng ồn đồng thời tăng tốc độ của tàu ngầm.

Chiến hạm Lớp Borei-A đầu tiên, tàu ngầm mang tên Công tước Vladimir, được đặt đóng vào tháng 7 năm 2012. Chiến hạm này bắt đầu giai đoạn thử nghiệm đầu tiên vào tháng 11 năm 2018 và đưa vào biên chế tháng 6/2020.

Hiện nay, bốn tàu ngầm thuộc dự án Borei-A là Công tước Oleg, Nguyên soái Suvorov, Hoàng đế Alexander III và Công tước Pozharskiy, đang trong các giai đoạn đóng tàu khác nhau.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…