Nga ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường AR để lắp ráp tiêm kích tàng hình Su-57

Trên mạng truyền thông xã hội công bố 2 video về quá trình lắp ráp tiêm kích tàng hình Su-57 tại Nhà máy Hàng không Komsomolsk-on-Amur, sử dụng công nghệ thực tế tăng cường AR đã gây sự quan tâm đặc biệt của các nhà công nghệ thế giới.

Cổng thông tin điện tử The Drive đặc biệt chú ý đến các video này. Theo nhà bình luận Thomas Newdick, video cho thấy mức độ phức tạp và hiện đại chưa từng có trong quá trình sản xuất máy bay.

Công nghệ AR trong trường hợp này hoạt động bằng phương pháp sử dụng mã QR gắn vào các bộ phận khác nhau của Su-57. Thuật toán tương ứng chồng các hình ảnh kỹ thuật số được tạo ra lên máy bay đang lắp ráp để các kỹ thuật viên hiểu biết và nắm bắt nhanh vị trí của các chi tiết, cụm chi tiết và thành phần nhất định.

AR cũng cho phép bạn nhìn thấy cáp và đầu nối ảo, đinh tán bên trong và các điểm kết nối các chi tiết. Menu màn hình cảm ứng thực tế tăng cường (AR) cho phép kỹ thuật viên lựa chọn các thông số khác nhau trong quy trình sản xuất, cũng như đưa ra các lời khuyên về an toàn cùng nhiều thông tin quan trọng khác.

Trong một phần của video, có thể thấy giao diện người dùng hiển thị ở kính che mặt, thay vì kính đeo mắt nhẹ, cũng đã có trong lĩnh vực AR. 

Do các công nhân trong dây chuyền sản xuất thường quen với việc đeo một số loại kính bảo hộ, nên việc gắn thêm một lớp kính thực tế tăng cường không gây bất tiện. Kết quả cũng sẽ đưa dây chuyền sản xuất đến gần hơn với môi trường làm việc không giấy tờ, giảm yêu cầu đối với những bản thiết kế cầm tay và sổ hướng dẫn truyền thống. 

Mặc dù video chỉ thấy khía cạnh trực quan của hệ thống AR này, nhưng kỹ thuật viên cũng có thể được trang bị tai nghe để có được những chỉ dẫn thực tế.

Một cách tiếp cận tương tự, không liên quan đến công nghệ thực tế tăng cường AR cũng được sử dụng trong quá trình sản xuất F-35 Lightning II của Mỹ. Trong trường hợp này, theo lập trình, các máy chiếu tia sáng chỉ cho kỹ thuật viên nơi đặt vít và những chi tiết khác. Cả phương pháp của Nga và Mỹ đều giúp đảm bảo rằng những máy bay phản lực tàng hình đang được chế tạo và lắp ráp hoàn thiện theo tiêu chuẩn cao nhất có thể. 

Đối với một máy bay thông thường, việc lắp các đinh vít hoặc đinh tán không đúng quy trình không quan trọng lắm, nhưng trong trường hợp các phương tiện công nghệ cao, sự sai lệch nhỏ nhất có thể ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất khai thác sử dụng hoặc có thể gây lên sự cố không dự đoán trước được.

Từ những video này chứng minh được tiềm năng của việc sử dụng công nghệ AR như một phần cơ bản của quá trình lắp ráp. Thực tế tăng cường có thể cải thiện hiệu quả và năng suất của quá trình lắp ráp, xác định những lỗi vật liệu bất kỳ và đơn giản hóa quá trình kiểm tra, kiểm soát.

Công nghệ thực tế tăng cường AR cũng sẽ là một công cụ quan trong để đào tạo nhân viên mới và đẩy nhanh tốc độ sản xuất Su-57.

Công nghiệp hàng không quốc phòng Nga sẽ sản xuất 76 chiếc Su-57 theo hợp đồng với VKS mà Tổng thống Vladimir Putin công bố tháng 5/2019. Những chiếc máy bay này dự kiến ​​sẽ được bàn giao cho không quân vào năm 2021.

Ngoài ra, Nga đang phát triển phiên bản tiêm kích tàng hình cải tiến, có khả năng được đặt mã hiệu là Su-57M, trang bị động cơ đẩy vector 3 chiều Izdeliye 30 có công suất và độ tin cậy cao hơn. Ngoài 76 máy bay phản lực ban đầu cho Không quân Nga, những đơn đặt hàng tiếp theo có thể sẽ bao gồm phiên bản mới, được sản xuất hàng loạt vào khoảng năm 2024.

Công nghệ AR, trong tương lai gần, có thể được ứng dụng để sản xuất máy bay khác của Nga, dù là quân sự hay dân sự hoặc các quy trình sản xuất khác.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...