Ngân hàng Nhật Bản khủng hoảng, chuyển hướng sang Việt Nam hoạt động

Theo chuyên gia J Brian Waterhouse của Windamee Research, các ngân hàng Nhật sẽ mở rộng hoạt động sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan…
Ngân hàng Nhật Bản khủng hoảng, chuyển hướng sang Việt Nam hoạt động

"Chào mừng đến với ngân hàng chúng tôi", đây là câu cửa miệng của hầu hết những nhân viên tiếp tân tại các ngân hàng Mizuho Bank ở Nhật Bản. Trong khi khách hàng ở nhiều quốc gia phải loay hoay với đống thủ tục của ngân hàng thì tại Mizuho cũng như nhiều ngân hàng Nhật khác, họ có hẳn một đội ngũ tiếp tân luôn đi theo sau khách hàng để giúp họ hoàn thành thủ tục nhanh nhất có thể.

Tuy nhiên giờ đây chuyện đó đang dần thay đổi, không phải các ngân hàng hạ tiêu chuẩn phục vụ xuống mà sự phát triển công nghệ khiến khách hàng không còn cần những nhân viên này nữa. Ngày nay, người Nhật chỉ cần tự động điền các thông tin trên máy đặt ở chi nhánh ngân hàng và rút tiền qua ATM. Thậm chí nhiều người có thể giao dịch qua Internet mà chẳng phải đến ngân hàng.

Mới đây, 3 ngân hàng lớn nhất Nhật Bản đã tuyên bố đóng cửa hàng loạt chi nhánh, sa thải hàng nghìn nhân viên cũng như giới thiệu rất nhiều máy ATM hoặc máy ghi sổ tự động nhằm hiện đại hóa cũng như bắt kịp xu hướng thời đại. Đây là một thông tin gây sốc cho thị trường lao động Nhật khi văn hóa trung thành làm việc cho 1 công ty cả đời khá phổ biến.

Ngân hàng Mitsubishi cho biết sẽ cắt giảm 9.500 nhân viên dù đây là ngân hàng có hoạt động tốt nhất trong ngành ngân hàng Nhật. Động thái này của Mitsubishi đã gây sốc khi đây là lần đầu tiên ngân hàng này công khai cắt giảm lượng lớn nhân sự như vậy.

Theo kế hoạch, Mitsubishi sẽ biến 100/516 chi nhánh của hãng theo mô hình tự động hóa.

Đối thủ của Mitsubishi là ngân hàng Mizuho cũng theo sát khi tuyên bố cắt giảm 19.000 lao động trong 10 năm tới và chuyển hóa nhiều chi nhánh của hãng sang mô hình văn phòng thông minh. Tổng cộng, khoảng 32.000 lao động của toàn ngành ngân hàng dự kiến sẽ mất việc trong thời gian tới.

Khoảng 32.000 nhân viên ngân hàng sẽ bị sa thải nhưng như vậy chưa thấm vào đâu so với 13.500 chi nhánh chưa hề thay đổi của ngành trong suốt 10 năm qua

Buộc phải thay đổi dù không muốn

Dẫu vậy, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng ngành ngân hàng Nhật vẫn chưa thay đổi đủ nhanh để bắt kịp xu thế thời đại. Thậm chí một quản lý cấp cao ngành ngân hàng Nhật còn cho biết họ đang phải trải qua một "cuộc khủng hoảng thầm lặng".

Văn hóa lao động của người Nhật khiến các ngân hàng gặp khó khăn khi sa thải nhân viên, nhất là khi chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe không muốn tỷ lệ thất nghiệp đi lên.

Phó giám đốc Raymond Spencer của Moody Investors Service chi nhánh Nhật Bản cho biết ngành ngân hàng hiện nay cần linh hoạt tương tự như một siêu thị tiện lợi vậy. Trong kỷ nguyên số, việc mở cửa theo giờ hành chính đã không còn hợp lý.

Tại ngân hàng lớn nhất Nhật hiện nay là Mitsubishi, tỷ lệ khách hàng đến các chi nhánh đã giảm 40% trong 10 năm qua, còn lượng khách sử dụng ngân hàng trực tuyến lại tăng 40% trong vòng 5 năm qua. Ngoài ra, nền kinh tế giảm tốc và lãi suất thấp là một phần nguyên nhân khiến người dân ít đến ngân hàng. Thêm vào đó, sự lão hóa dân số nhanh cũng sẽ khiến tỷ lệ khách hàng đến các chi nhánh càng giảm trong tương lai.

Trớ trêu thay, số lượng các chi nhánh ngân hàng Nhật không thay đổi mấy trong 10 năm qua, vẫn vào khoảng 13.500 chi nhánh với khoảng 30 nhân viên tiếp tân cho mỗi địa điểm. Việc cắt giảm các chi nhánh ngân hàng sẽ tác động rất lớn đến thị trường lao động và xã hội Nhật.

Chính Cựu giám đốc điều hành của một trong những ngân hàng lớn tại Nhật là Sumitomo Mitsui Trust Bank,ông Toshinao Sakai cũng phải thừa nhận rằng Nhật Bản đang có quá nhiều chi nhánh ngân hàng và chúng đè nặng lên chi phí hoạt động của ngành.

Trong 9 tháng tính đến tháng 12/2017, lợi nhuận ròng của top 5 ngân hàng lớn nhất Nhật Bản đã giảm bình quân 22% so với cùng kỳ năm trước. Trái ngược lại, những ngành kinh tế khác lại có sự gia tăng về lợi nhuận cùng kỳ do nền kinh tế Nhật có chút khởi sắc.

ROA của ngành ngân hàng Nhật kém hơn rất nhiều so với nhiều nước khác

Số liệu của Moody cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) của ngành ngân hàng Nhật vào khoảng 0,3% trong năm tài khóa 2016 trong khi con số này tại Australia là 0,7%, Anh là 0,8% còn Mỹ là 1%.

Thậm chí vào tháng 10/2017, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã nêu tên 9 ngân hàng quốc tế lớn đang hoạt động kém hiệu quả và cả 3 ngân hàng lớn nhất Nhật, bao gồm Mizuho, Mitsubishi, Sumitomo Mitsui đều nằm trong đó.

Nếu so sánh, tốc độ sa thải nhân viên của các ngân hàng Nhật vẫn còn quá chậm. Số liệu của hãng tin Reuters cho thấy ngành ngân hàng Anh đóng cửa bình quân 300 chi nhánh mỗi năm kể từ năm 1989 và con số này tăng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2017, khoảng 762 chi nhánh ngân hàng Anh đã bị đóng cửa, con số kỷ lục.

Tại Mỹ, hơn 1.700 chi nhánh ngân hàng đã đóng cửa trong 12 tháng tính đến tháng 6/2017, mức cắt giảm lớn nhất trong lịch sử.

Hướng đến Việt Nam

Vào thập niên 1970, tăng trưởng của Nhật giảm tốc khi từ mức 2 con số xuống 1 con số. Tuy nhiên sự bùng nổ của thị trường bất động sản vẫn giúp ngành ngân hàng phát triển cho đến khi bong bóng nhà đất năm 1990 đổ vỡ, tạo nên cuộc khủng hoảng tồi tệ cho nền kinh tế.

Khi đó, ngành ngân hàng Nhật cần thêm rất nhiều vốn và việc tích cực mở các chi nhánh để hút vốn từ nhân dân là điều hợp lý. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng tích cực sáp nhập nhằm giảm chi phí cũng như loại bỏ những ngân hàng hoạt động không hiệu quả. Từ năm 1990 đến nay, khoảng 13 ngân hàng lớn Nhật đã giảm xuống chỉ còn 4 ngân hàng chính.

Đến năm 2005, khi các ngân hàng đã tự điều hòa được dòng vốn, việc thu hút thêm vốn mới từ người dân đã không còn quá quan trọng như trước và các chi nhánh vô hình chung trở thành gánh nặng. Dẫu vậy, các ngân hàng có thể kiếm lãi rất lớn từ việc đầu tư trái phiếu chính phủ qua tiền gửi của người dân, qua đó ăn chênh lệch. Điều này khiến việc đóng cửa các chi nhánh trở nên chưa thực sự cấp thiết.

Nhân viên nhiều, chi nhánh đông nhưng lợi nhuận ngành ngân hàng Nhật lại giảm thê thảm (năm 2007=100 điểm)

Tuy vậy vào năm 2012, Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền đã đảo lộn mọi thứ với các chương trình kích thích kinh tế nhằm chống rủi ro giảm phát. Thống đốc ngân hàng trung ương Haruhiko Kuroda đã tung ra chương trình Nới lỏng định lượng (QE), qua đó hạ lãi suất trái phiếu chính phủ xuống và khiến các ngân hàng giờ đây khó lòng bù chi phí khi lấy tiền gửi người dân đầu tư trái phiếu.

Năm 2016, Nhật Bản hạ mức lãi suất âm, qua đó buộc các ngân hàng phải trả tiền nếu họ gửi tiền thừa tại ngân hàng trung ương, đồng thời hạ lãi suất trái phiếu chính phủ xuống 0%. Động thái này buộc các ngân hàng không thể gửi tiền cho ngân hàng trung ương mà phải đưa vào đầu tư kích thích kinh tế. Lãi suất trái phiếu giảm cũng buộc các ngân hàng phải dùng tiền gửi của người dân cho hoạt động kinh doanh chứ không thể ngồi chờ ăn chênh lệch.

Mặc dù đây là một chính sách kích thích kinh tế nhưng chúng lại gián tiếp khiến các chi nhánh ngân hàng ở Nhật càng trở nên vô dụng và thành gánh nặng. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn với các chi nhánh nằm ở nơi hẻo lánh, những khu vực có nhiều người già sinh sống và họ không thích mất thời gian đến ngân hàng.

Giờ đây, các ngân hàng Nhật đang phải hướng ra thị trường quốc tế khi thị trường nội địa suy giảm. Mitsubishi đã mua 72% cổ phần ngân hàng lớn thứ 5 Thái Lan là Ayudhya vào năm 2013, 20% cổ phần của ngân hàng SBP-Philippines vào năm 2016 và đang đấu thầu đa số cổ phần của ngân hàng lớn thứ 5 Indonesia là Danamon.

Trong khoảng 2012-2015, tỷ lệ tín dụng ở thị trường nước ngoài của 3 ngân hàng lớn nhất Nhật Bản đã tăng trưởng với tốc độ 18%/năm, nâng tỷ lệ đóng góp vào tổng số hoạt động tín dụng của các ngân hàng từ 23% lên 33%.

Theo chuyên gia J Brian Waterhouse của Windamee Research, các ngân hàng Nhật sẽ mở rộng hoạt động sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan…

"Tàu đen"

Vào năm 1853, một tàu chiến của Mỹ đã cập cảng Nhật Bản, buộc nước này phải mở cửa thông thương với quốc tế, qua đó tạo nên làn sóng cải cách làm nên Đế chế Nhật hùng mạnh. Con tàu này thường được người Nhật gọi là "Tàu đen" (Black Ship).

Giờ đây, những công ty tài chính trực tuyến cũng đang được Giám đốc cấp cao Daisuke Yamada của Mizuho Financial Group ví như những con "Tàu đen" khi buộc ngành ngân hàng phải thay đổi.

Báo cáo của công ty kiểm toán KPMG dự đoán đến năm 2030, các ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm duy trì hoạt động sau màn, còn tất cả các chức năng bán hàng, phục vụ khách hàng… sẽ được những công ty tài chính trực tuyến thay thế.

So sánh thay đổi so với năm trước về số tiền gửi tiết kiệm (nghìn tỷ Yên), Số tài khoản mở (triệu), số nhân viên (nghìn) của 3 ngân hàng lón nhất Nhật và 3 ngân hàng trực tuyến khác.

Nếu thế kỷ 19, "Tàu đen" đến từ các nước Phương Tây thì trong thế kỷ 21 này, "Tàu đen" đối với Nhật Bản lại đến từ Trung Quốc. Công ty Ant Financial Services với dịch vụ Alipay thuộc tập đoàn Alibaba đang khiến ngành ngân hàng Nhật thực sự gặp áp lực.

Tương tự như Nhật, Trung Quốc hầu như không tồn tại thanh toán trực tuyến cho đến năm 2013, nhưng đến năm 2016, những ứng dụng thanh toán như Alipay, WeChat Pay đã thực hiện hơn 3 nghìn tỷ USD giao dịch và thống trị mảng tài chính cá nhân.

Nguy hiểm hơn, Ant Financial còn hoạt động rộng khắp từ tiết kiệm cá nhân, đầu tư, cho vay, bảo hiểm, cho đến thanh toán thẻ. Năm 2017, quỹ đầu tư Yu’e Bao của Ant đã gọi thu hút được 250 tỷ USD tiền gửi cá nhân từ 370 triệu tài khoản với lãi suất hơn 4%, cao hơn cả các ngân hàng truyền thống ở Trung Quốc.

Giờ đây Ant đang ngắm đến hàng loạt thị trường như Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và đặc biệt là Nhật Bản.

Có thể bạn quan tâm

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...