Ngân hàng Silicon Valley sụp đổ, cơ quan tài chính FDIC vào cuộc

Các nhà chức trách California đã đóng cửa Ngân hàng Silicon Valley và giao lại cho Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) quản lý…
Ngân hàng Silicon Valley sụp đổ, cơ quan tài chính FDIC vào cuộc

Sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley (SVB), một doanh nghiệp chủ chốt trong cộng đồng đầu tư mạo hiểm và công nghệ, đã khiến các công ty và cá nhân giàu có trong ngành “mất ăn mất ngủ” vì số tài sản lên tới hàng tỷ USD của họ hiện đang mắc kẹt ở đó.

Một số tờ báo lớn đã gọi đây là vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử hiện đại ở Mỹ kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính cách đây một thập kỷ. 

SVB là ngân hàng thương mại lớn thứ 16 nước Mỹ với khối tài sản 209 tỷ USD và tổng tiền gửi là 175,4 tỷ USD.

Trong thời gian qua, SVB đã chịu áp lực do lãi suất cao và kế hoạch phát hành ra công chúng chậm trễ khiến việc huy động thêm tiền mặt trở nên khó khăn hơn. Vào đầu tuần này, SBV thông báo bán tháo một loạt danh mục chứng khoán và sẽ bán 2,25 tỷ USD cổ phiếu mới để củng cố bảng cân đối kế toán. Giới đầu tư ngay lập tức bày tỏ sự quan ngại trước động thái bất ngờ này, suy đoán rằng ngân hàng có thể đang thiếu tiền và quyết định rút tiền ồ ạt.

Ngân hàng Silicon Valley

Trong phiên điều trần trước Uỷ ban Cách thức và Phương tiện Hạ viện Mỹ vào đầu giờ sáng ngày 10/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết bà đang theo dõi rất cẩn thận diễn biến tại một số ngân hàng. Và ngay khi rời khỏi Đồi Capitol, bà Janet Yellen đã triệu tập một cuộc họp gồm các quan chức hàng đầu tại Fed, FDIC và Cơ quan kiểm soát tiền tệ để thảo luận về tình hình tại SVB.

Sau đó, Cục Bảo vệ Tài chính và Đổi mới California đã đưa ra thông cáo chính thức về việc đóng cửa SVB và chỉ định Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang FDIC là bên đơn vị quản lý. Thời điểm FDIC tiếp quản ngân hàng SVB vào giữa buổi sáng cũng là điều đáng chú ý vì cơ quan này thường đợi đến khi thị trường đóng cửa rồi mới can thiệp.

"Điều kiện của SVB đã xấu đi một cách nhanh chóng khiến cho nó không thể kéo dài dù chỉ là thêm 4 hay 5 tiếng. Đó là bởi người gửi đang rút tiền quá nhanh khiến ngân hàng vỡ nợ và việc đóng cửa là điều không thể tránh khỏi", CEO của Better Markets Dennis M. Kelleher cho hay. Sự thất bại của SVB đã gây chấn động trên thị trường, đặt ra câu hỏi liệu có phải chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang đè sức nặng quá lớn lên lĩnh vực tài chính ngân hàng hay không. 

Hiện tại, FDIC đang nắm quyền kiểm soát các khoản tiền gửi tại Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) và thành lập Ngân hàng Bảo hiểm Tiền gửi Quốc gia Santa Clara để nắm giữ các khoản tiền gửi có bảo hiểm từ SVB.

Trong một thông báo riêng biệt, FDIC cho biết những người gửi tiền có bảo hiểm sẽ có quyền truy cập vào tiền gửi của họ muộn nhất là vào sáng 13/3. Các văn phòng chi nhánh của SVB cũng sẽ mở cửa trở lại vào thời điểm đó, dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý.

FDIC cũng lưu ý thêm, họ sẽ mở cổng rút tiền cho các khoản tiền gửi có bảo hiểm và có giá trị dưới 250.000 USD vào đầu tuần sau. Trong khi đó, khách hàng có tiền gửi không bảo hiểm sẽ nhận giấy chứng nhận nợ và chờ cho đến khi FDIC thanh lý tài sản của SVB để được bồi thường. Có nhiều lo ngại trong cộng đồng công nghệ rằng cho đến khi quá trình này được hoàn thành thì một số công ty sẽ gặp khó khăn trong việc trả lương cho nhân viên.

Cổ phiếu của công ty mẹ SVB Financial Group đã giảm 60% vào 9/3 và giảm tiếp 60% trong giao dịch đầu ngày 10/3 trước khi bị tạm dừng.

Trong khi nhiều nhà phân tích Phố Wall lập luận rằng cuộc khủng hoảng SVB khó có thể lan sang toàn bộ hệ thống ngân hàng rộng lớn, thì cổ phiếu của các ngân hàng khu vực cũng đã chịu áp lực vào hai ngày cuối tuần.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…