Fed có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi Mỹ rơi vào suy thoái

Theo Nhà kinh tế trưởng Hoa Kỳ của TS Lombard, Steven Blitz, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed không thể phá vỡ chu kỳ tăng lãi suất cho đến khi quốc gia bước vào thời kỳ suy thoái…

“Fed sẽ không dừng lại cho đến khi họ tạo ra một cuộc suy thoái. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, đó là lúc lãi suất của Fed sẽ ngừng tăng", ông Blitz cho biết.

Ông Blitz nhấn mạnh Fed không đưa ra mức trần tăng lãi suất trong trường hợp suy thoái kinh tế vẫn chưa xuất hiện. “Họ không biết mức lãi suất cao nhất là bao nhiêu, bởi vì họ không biết đâu là điểm ổn định của lạm phát khi không có suy thoái".

Powell cho biết dữ liệu kinh tế mạnh hơn mong đợi trong những tuần gần đây cho thấy mức lãi suất cuối cùng có thể sẽ cao hơn dự đoán trước đó, khi ngân hàng trung ương tìm cách kéo lạm phát xuống.

Cuộc họp chính sách tiền tệ tiếp theo của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vào ngày 21 và 22 tháng 3 sẽ rất quan trọng đối với thị trường chứng khoán toàn cầu, khi các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ liệu các nhà hoạch định chính sách có chọn tăng lãi suất lên 25 hay 50 điểm cơ bản hay không.

Steven Blizt nhận định rằng Fed có thể tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi Mỹ rơi vào suy thoái
Steven Blizt nhận định rằng Fed có thể tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi Mỹ rơi vào suy thoái

Kỳ vọng của thị trường đối với lãi suất quỹ cuối cùng của Fed là khoảng 5,1% trong tháng 12, nhưng nó đang được nâng dần lên một cách đều đặn. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đã nâng dự báo phạm vi mục tiêu lãi suất cuối lên 5,5-5,75% sau lời khai của Powell, phù hợp với giá thị trường hiện tại theo dữ liệu của CME Group.

Lợi tức trái phiếu tăng vọt và thị trường chứng khoán Mỹ bị bán tháo mạnh sau những bình luận của Powell, với chỉ số Dow đóng cửa thấp hơn gần 575 điểm và chuyển sang mức âm cho năm 2023. Chỉ số S&P 500 trượt 1,53% để đóng cửa dưới ngưỡng 4.000 và chỉ số Nasdaq Composite sụt 1,25%.

“Suy thoái sẽ xảy ra và Fed sẽ đưa tỷ lệ thất nghiệp lên ít nhất 4,5%, nhưng theo tôi đoán nó có thể lên tới 5,5%", Steven Blitz nói.

Ông lưu ý rằng có những dấu hiệu suy thoái kinh tế đang xảy ra với việc sa thải hàng loạt nhân viên trong lĩnh vực tài chính và công nghệ, cũng như sự đình trệ trong thị trường nhà ở. Cùng với sự suy yếu của thị trường chứng khoán Mỹ, Blitz đề xuất rằng một “cuộc khủng hoảng tài sản và sự khởi đầu khả năng xảy ra khủng hoảng tín dụng” dưới hình thức các ngân hàng rút lại hoạt động cho vay có thể đang diễn ra.

“Hoặc là suy thoái sẽ xảy ra vào giữa năm và lãi suất cao nhất là 5,5%. Hoặc dữ liệu về kinh tế đem lại đủ động lực và những con số tích cực của tháng 1 là đúng, tôi đoán là Fed sẽ nâng 6,5% lãi suất quỹ trước khi nền kinh tế thực sự bắt đầu chậm lại và đảo ngược,” ông nói.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng 0,5% so với tháng trước do giá nhà ở giá khí đốt và nhiên liệu tăng cao gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cho thấy khả năng đảo ngược tình trạng lạm phát chậm lại vào cuối năm 2022.

Thị trường lao động vẫn nóng từ đầu năm, với 517.000 việc làm được tạo thêm trong tháng 1 và tỷ lệ thất nghiệp chạm mức thấp nhất trong 53 năm. Bộ Lao động sẽ có báo cáo việc làm tháng Hai vào thứ Sáu và chỉ số CPI tháng Hai dự kiến ​​vào thứ Ba.

Fed nâng dự đoán lãi suất cơ bản tháng 3 lên 5,5-5,75%
Fed nâng dự đoán lãi suất cơ bản tháng 3 lên 5,5 - 5,75%

Trong nghiên cứu việc tăng dự báo lãi suất cuối kỳ, Goldman Sachs cho biết họ kỳ vọng lãi suất trung bình trong tháng 3 sẽ tăng 50 điểm cơ bản lên 5,5 - 5,75%, bất kể FOMC chọn 25 hay 50 những điểm cơ bản.

Goldman Sachs cũng dự báo CPI cơ bản sẽ tăng 0,45% hàng tháng trong tháng 2 và nói rằng sự kết hợp của các dữ liệu có khả năng tạo ra “một số rủi ro khiến FOMC có thể tăng 50 điểm cơ bản vào tháng 3 thay vì 25 điểm cơ bản”.

“Trong những tháng gần đây, chúng tôi đã lập luận rằng lực cản đối với tăng trưởng GDP từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ và tài chính năm ngoái đang giảm dần. Điều này có nghĩa là rủi ro chính đối với nền kinh tế là sự tăng tốc trở lại sớm, chứ không phải suy thoái sắp xảy ra,” các nhà kinh tế của Goldman cho biết.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...