Nghi vấn Trung Quốc sử dụng vũ khí “phát xung vi sóng” trên biên giới với Ấn Độ

Ngày 17/11/2020, Một bản tin trên tờ Thời báo Anh đăng tải thông tin, cho rằng Trung Quốc đã sử dụng vũ khí công nghệ cao trong cuộc xung đột với quân đội Ấn Độ trên vùng biên giới Ladakh.

Một giáo sư Trung Quốc tại trường đại học ở Bắc Kinh tuyên bố rằng, quân đội đã sử dụng vũ khí vi sóng "tấn công" quân đội Ấn Độ và buộc lực lượng phải rút lui khỏi khu vực biên giới.

Theo tuyên bố này, quân đội Trung Quốc đã sử dụng vũ khí phát xung viba kiểm soát đám đông cấp quân sự, có khả năng gây cảm giác khó chịu nghiêm trọng cho cơ thể như chóng mặt, đau bụng và buồn nôn... để tấn công các binh sĩ Ấn Độ dọc theo Đường kiểm soát thực tế.

Nếu phát biểu của giáo sư Trung Quốc là đúng, thì đây là sự kiện đánh dấu trường hợp đầu tiên được biết đến trong lịch sử, một vũ khí năng lượng định hướng gây tranh cãi được triển khai trong một cuộc xung đột thực tế.

Vũ khí năng lượng định hướng Poly WB-1 của Trung Quốc, loại vũ khí 'vi sóng', lần đầu tiên được trưng bày tại một triển lãm hàng không vào năm 2014. Daily Mail / Epoch Times

“Bằng vũ khí vi sóng, Lực lượng vũ trang Trung Quốc tái chiếm được 2 cao điểm chiến lược bị lính Ấn Độ chiếm quyền kiểm soát trước đó. Cuộc tấn công đã khiến các binh sĩ Ấn Độ choáng váng, nôn mửa, mất sức chiến đấu, buộc phải rút lui. Quân đội Trung Quốc đã giành lại quyền kiểm soát mà không có bất cứ cuộc xung đột nào" - Tờ Thời đại của Anh dẫn lời Jin Canrong, giáo sư về quan hệ quốc tế thuộc trường đại học Renmin tại Bắc Kinh cho biết.

Ông Jin nói với các sinh viên, trong vòng 15 phút sau khi vũ khí được triển khai, "những binh sĩ chiếm giữ các cao điểm đều bắt đầu nôn mửa", choáng váng  không thể đứng vững nên đã tháo chạy. Đây là cách chúng ta chiếm lại trận địa" - ông giải thích.

Quân đội Trung Quốc quyết định sử dụng vũ khí vì quả đồi quá cao để tấn công các binh sĩ miền núi Ấn Độ - Jin nói.

Nổ súng bị cấm theo thỏa thuận cũ, các bên cũng đã từng nổ súng cảnh cáo hồi tháng 9 và đều cáo buộc nhau nổ súng trước.

Tháng 6/11, lực lượng biên phòng Trung Quốc và Ấn Độ trên tuyến biên giới đã diễn ra xung đột không nổ súng,  20 lính Ấn Độ thiệt mạng, phía Trung Quốc không chính xác con số thương vong. Sự cố vũ khí vi sóng được cho là xảy ra vào cuối tháng 8.

Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang tiến hành các cuộc đàm phán quân sự, cố gắng đưa khu vực trở lại trạng thái hòa bình trong bối cảnh tranh chấp biên giới kéo dài nhiều thập kỷ. Hiện nay các cuộc đàm phán dường như đã duy trì hòa bình trong khi các bên đang phát triển các công trình quân sự. Việc tăng cường binh lực, vật tư và diễn tập trên khu vực có độ cao khắc nghiệt, cho thấy rõ ràng tình trạng đối đầu sẽ tiếp tục kéo dài.

Xe địa hình lắp vũ khí vi sóng định hướng của Mỹ

Vũ khí năng lượng định hướng, sóng viba của quân đội Mỹ

Quân đội Mỹ gần đây cũng thử nghiệm các loại 'vũ khí viba định hướng' được thiết kế để giải tán đám đông, nhưng không có thông tin về việc phát triển sử dụng trên chiến trường cụ thể.

Giả sử những tuyên bố mới này của giáo sư Trung Quốc là đúng chứ không phải chỉ là tuyên truyền ngoài giới hạn, đây sẽ đánh dấu lần đầu tiên một vũ khí phát xung năng lượng định hướng vi sóng được sử dụng trong tình huống chiến trường cụ thể.

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…