Người dân Trung Quốc tẩy chay các thương hiệu đến từ Mỹ

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không còn là chuyện riêng của hai chính phủ. Người dân Trung Quốc đã có những phản ứng tiêu cực, bằng việc tẩy chay một số thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ, th
Người dân Trung Quốc tẩy chay các thương hiệu đến từ Mỹ

Hiện nay, các chuỗi nhà hàng đến từ Mỹ bao gồm McDonald's, Starbucks đang chứng kiến doanh số sụt giảm nhanh tại Trung Quốc.

Lý do được đưa ra là người tiêu dùng địa phương "tẩy chay" sản phẩm đến từ Mỹ do những căng thẳng thương mại gần đây.

Cụ thể, trong quý II/2018, doanh số bán hàng tại cửa hàng của Starbucks giảm 2%, so với mức tăng 7% một năm trước đó. Pizza Hut và KFC cũng đang sụt giảm doanh thu, khi khách hàng trẻ tuổi tại Trung Quốc quay sang dùng hàng nội địa.

Hiện tại, KFC là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh lớn nhất Trung Quốc với doanh thu hơn 6,6 tỷ USD. McDonald's đứng thứ hai với doanh thu khoảng 3 tỷ USD. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung thời gian qua đã giúp các chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nội địa phát triển.

Theo các chuyên gia, người tiêu dùng Trung Quốc đang có xu hướng lựa chọn các thương hiệu trong nước ngày càng nhiều do sự nổi lên của một làn sóng dân tộc chủ nghĩa.

Những hành động tiêu cực của người dân trước đó đã xuất hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ, nước đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ những biện pháp thuế quan đến từ Mỹ.

Người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng búa tạ để đập nát tất cả những chiếc iPhone của họ và tuyên bố phản đối những chính sách của ông Trump.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã nói trong bài phát biểu rằng người dân có thể chuyển qua sử dụng Samsung để thay thế iPhone, hoặc mua một chiếc điện thoại đến từ thương hiệu trong nước Vestel Venus.

Những căng thẳng chính trị xảy ra gần đây giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ ngày càng leo thang khiến cho tình hình kinh tế nước này càng tệ. Từ đầu năm đến nay, tỷ giá đồng lira đã giảm khoảng 40%.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...