Người giàu nhất Ukraine dự định kiện Nga vì thiệt hại tài sản

Người đàn ông giàu nhất Ukraine, tỷ phú ngành thép Rinat Akhmetov có kế hoạch kiện Nga về khoản thiệt hại từ 17 tỷ USD đến 20 tỷ USD do cuộc chiến gây ra.
Người giàu nhất Ukraine dự định kiện Nga vì thiệt hại tài sản

Các nhà máy thép Azovstal bị thiệt hại nặng nề do các cuộc ném bom và pháo kích của Nga sau khi nhà máy này trở thành “pháo đài” phòng thủ cuối cùng ở thành phố cảng phía nam. Illich Steel and Iron Works, cùng thuộc sở hữu của tỷ phú Akhmetov, cũng bị hư hại nặng trong cuộc pháo kích của Nga vào Mariupol.

Rinat Akhmetov, người sở hữu nhà sản xuất thép lớn nhất Ukraine Metinvest, nói với cổng thông tin Ukraine mrpl.city trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Chúng tôi chắc chắn sẽ kiện Nga và yêu cầu bồi thường thích đáng cho tất cả tổn thất và công việc kinh doanh bị thua lỗ.”

Khi được hỏi Metinvest đã mất bao nhiêu tiền vì thiệt hại cho Azovstal và Illich, ông cho biết: “Tất cả những thiệt hại là từ 17 đến 20 tỷ USD. Số tiền cuối cùng sẽ được xác định trong một vụ kiện chống lại Nga."

Kể từ cuộc tấn công của Nga vào Ukraine kể từ 24/2, Metinvest đã thông báo rằng họ không thể giao hàng theo các hợp đồng của mình. Trong khi Tập đoàn tài chính và công nghiệp SCM của Akhmetov đang giải quyết các nghĩa vụ nợ, nhà sản xuất điện tư nhân DTEK của ông đã cơ cấu lại danh mục nợ của mình, ông nói.

Akhmetov cho biết ông đã ở lại Ukraine kể từ khi cuộc chiến với Nga bắt đầu, và nhấn mạnh: “Chúng tôi tin tưởng vào đất nước của mình và tin tưởng vào chiến thắng.”

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...