Người Hàn Quốc phẫn nộ vì biết loạt sản phẩm tiêu dùng âm thầm bị giảm khối lượng nhưng giá vẫn giữ nguyên

Để đảm bảo các công ty tuân thủ quy định mới, Hàn Quốc đang thành lập một nhóm điều tra giá chuyên dụng để theo dõi mọi biến động của các sản phẩm tiêu dùng chủ đạo...

Người Hàn Quốc phẫn nộ vì biết loạt sản phẩm tiêu dùng âm thầm bị giảm khối lượng nhưng giá vẫn giữ nguyên

Giá thực phẩm tăng cao đến mức Kim Soo-yeon – một người dân Hàn Quốc đã hình thành một “tính xấu” mới mỗi khi vào các cửa hàng tạp hóa: Nghi ngờ mọi thứ.

Kim đã thử lắc các túi khoai tây chiên nhãn hiệu yêu thích của mình để xem chúng có bị nhẹ hơn không.

Nhân viên văn phòng 32 tuổi ở Seoul này cho biết: “Nếu các công ty giảm lượng thực phẩm ở mức không đáng kể thì điều đó không khác nào lừa đảo”.

Và theo WSJ, chính quyền Hàn Quốc sẽ sớm giải quyết những băn khoăn của Kim.

LUẬT MỚI

Để giảm bớt tác động của lạm phát, nhiều quốc gia đã tìm cách sử dụng áp lực chính trị để ngăn cản các nhà sản xuất thực phẩm không lừa đảo người tiêu dùng bằng việc áp dụng mức giá cao hơn hoặc làm khối lượng thấp hơn cho các sản phẩm. Riêng Hàn Quốc, họ đang tiến một bước xa hơn.

Bắt đầu từ năm tới, nước này sẽ yêu cầu các công ty phải tiết lộ thông tin trên bao bì và trang web của họ bất kể khi nào các mặt hàng tạp hóa giảm về số lượng chứ không phải về giá. Để đảm bảo các công ty tuân thủ quy định mới, Hàn Quốc đang thành lập một nhóm điều tra giá chuyên dụng để theo dõi mọi biến động. Các quan chức cũng đang xem xét việc phạt tiền với các trường hợp vi phạm.

Shrinkflation sự kết hợp giữa shrink (nghĩa là thu nhỏ) và inflation (trong kinh tế có nghĩa là lạm phát). Thuật ngữ này được định nghĩa là việc giảm kích thước hoặc số lượng của sản phẩm nhưng vẫn giữ nguyên giá tiền, thậm chí đôi khi tăng giá

Phản ứng mạnh mẽ của Hàn Quốc trước tình trạng “Shrinkflation” cho thấy rõ tình trạng nền kinh tế chậm chạp – mức tăng trưởng cả năm dự kiến ​​là 1,4% chỉ gần bằng một nửa so với các quốc gia giàu có khác.

Đây rõ ràng đã trở thành vấn đề lớn đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol, người vẫn có tỷ lệ tín nhiệm cao. Những người không hài lòng với ông Yoon thường viện dẫn các vấn đề kinh tế.

Các đề xuất mới nhằm chống lại tình trạng Shrinkflation được đưa ra khi chính phủ công bố danh sách ban đầu những công ty vi phạm. Sau cuộc điều tra kéo dài một tháng, nhà chức trách cho biết số lượng nhiều mặt hàng từ bia, xúc xích đến bánh bao đều đã âm thầm giảm đi. Khoảng 16 loại hạnh nhân được yêu thích cũng bị thu hẹp khối lượng.

Choi Si-yeon, một nhân viên văn phòng 28 tuổi, cho biết cô rất tức giận khi biết chuyện gì đã xảy ra với món hạnh nhân hương wasabi yêu thích của mình. Mỗi túi chứa ít hơn 20 gram, một lượng nhỏ gần như không thể phát hiện được.

Choi nói: “Nếu họ tăng giá, ít nhất một số người tiêu dùng còn nhận thấy được”.

Nhà sản xuất món ăn nhẹ này là một công ty Hàn Quốc có tên HBAF thì cho biết họ đã tiết lộ những thay đổi về kích thước sản phẩm trên trang web của mình. Công ty chỉ ra rằng đại dịch, chi phí lao động tăng và giá hạnh nhân tăng là những nguyên nhân khiến họ buộc phải làm như vậy.

Các công ty khác cũng tuyên bố đã tiết lộ thay đổi trên website hoặc lập luận rằng các sản phẩm được giảm bớt là một phần của việc cải tiến hương vị.

Trong khi đó, khảo sát của Shopmate cho thấy 50% cửa hàng bán lẻ tại Anh nhận định rằng các thương hiệu đã chọn giảm bớt kích cỡ thay vì tăng giá sản phẩm bởi khách hàng hiện nay rất nhạy cảm về giá và điều này ảnh hưởng cực lớn đến doanh số.

Phản ứng dữ dội với Shrinkflation cũng đã xuất hiện ở những nơi khác. Chuỗi siêu thị lớn thứ hai của Pháp, Carrefour, đã treo các biển hiệu màu cam sáng để làm nổi bật các sản phẩm mà họ cho là có nguy cơ Shrinkflation kể từ tháng 9. “Mục đích của chúng tôi là khiến các nhà sản xuất xem xét lại chiến lược về giá của họ”, giám đốc truyền thông Stefen Bompais của Carrefour nhấn mạnh.

im-903198-9771.jpg
Sau cuộc điều tra kéo dài một tháng, Hàn Quốc cho biết số lượng nhiều mặt hàng từ bia, xúc xích đến bánh bao đều đã âm thầm giảm đi.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Pháp cùng nhiều nước Châu Âu đang đối mặt với nỗi đau lạm phát khi giá tiêu dùng tăng cao, ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường cũng như hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Trước áp lực của chính phủ, các nhà sản xuất đã phải đồng ý một cuộc đàm phán về giá cả trong thời gian tới nhằm xoa dịu sự bức xúc của người dân.

Tại Mỹ, Thượng nghị sĩ Bob Casey gần đây đã đưa ra một báo cáo về tình trạng Shrinkflation lấy giấy ăn và bánh Oreo làm ví dụ.

Tại Anh, câu chuyện "Shrinkfaltion" đã xuất hiện từ sau khi người dân nước này bỏ phiếu rời Liên minh Châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.

Ví dụ điển hình nhất là hãng Mondelez International đã giảm trọng lượng thanh chocolate Toblerone của mình, nhưng buộc phải khôi phục lại như cũ sau khi bị người tiêu dùng phản đối.

Tập đoàn này cho biết đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua phải giảm kích thước thanh kẹo chocolate Dairy Milk nhằm giữ được sự cạnh tranh, đảm bảo doanh số với đối thủ khi chi phí tăng do lạm phát.

NGƯỜI TIÊU DÙNG NHƯ BỊ LỪA

Theo Bloomberg, để khiến người tiêu dùng khó nhận ra, các hãng sản xuất rất cẩn trọng trong việc giảm đơn vị sản phẩm.

Họ có thể giữ nguyên kích cỡ nhưng chỉ giảm nhẹ về trọng lượng, qua đó khiến khách hàng không biết rằng mình đang mua cùng số tiền nhưng ít hàng hơn.

Đồng quan điểm, hãng bán hàng trực tuyến Britsuperstore dùng số liệu phân tích của "Money Saving Expert" cho biết người Anh đang phàn nàn khá nhiều về chocolate, tiếp đó là phô mai, sữa khi kích cỡ sản phẩm thay đổi, không đúng như trước nữa.

Ví dụ thanh kẹo chocolate của Cadbury Dairy Milk đã giảm từ 200gr xuống còn 180gr, hộp sữa chua Corner của hãng Muller giảm từ 130gr xuống còn 124gr, gói bánh chocolate Maryland của hãng Biscuit Company giảm từ 230gr xuống còn 200gr.

Hộp kem Tillamook giảm khối lượng từ 56oz xuống còn 48oz, trong khi gói Bim bim Doritos của Pepsi cũng giảm số lượng, còn hãng Domino’s Pizza cũng giảm bớt số cánh gà trong combo thực đơn mang về.

Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại S&P Global Market Intelligence cho biết, với chi phí ngày càng tăng, điều thường thiếu là sự minh bạch trước những thay đổi tiềm ẩn, tạo cơ hội cho cảm giác bất công khi xảy ra tình trạng Shrinkflation. Ông nói: “Người tiêu dùng không thể kiểm tra trang web của hàng trăm sản phẩm”.

Lạm phát toàn phần ở Hàn Quốc đứng đầu ở mức 6,3% vào tháng 7/2022 so với năm trước đó, thấp hơn mức đỉnh gần đây là 9,1% ở Mỹ và 11,1% ở Anh. Tuy nhiên, giá lương thực ở quốc gia Đông Á này vẫn tương đối thấp trong nhiều thập kỷ, vì vậy những sự tăng giá gần đây đã gây ra sự tức giận quá mức. Chưa kể, tiền lương không theo kịp tốc độ tăng giá. Thị trường nhà đất của đất nước này – nguồn tài sản chính của nhiều người Hàn Quốc – thì trì trệ.

Theo một cuộc thăm dò gần đây, phần lớn người Hàn Quốc có kế hoạch chi tiêu ít tiền hơn vào năm tới, với gần một nửa số người được hỏi cho rằng lạm phát là lý do chính.

Randall Jones, cựu quan chức cấp cao của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, người đứng đầu nhóm này, cho biết lạm phát thấp là ưu tiên chính sách đặc biệt của Hàn Quốc trong nhiều thập kỷ, giúp nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của nước này duy trì môi trường tốt cho đầu tư tư nhân.

Jones, hiện là thành viên xuất sắc tại Viện Kinh tế Hàn Quốc của Mỹ, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, D.C cho biết: “Người dân không quen với lạm phát ở Hàn Quốc”.

Hàn Quốc đang tiến hành kiểm tra giá hàng ngày đối với hơn 20 mặt hàng thiết yếu như sữa và mì ramen. Cơ quan quản lý chống độc quyền của đất nước sẽ liệt kê mọi ví dụ về Shrinkflation trên một trang web mới được tạo và sẽ xử lý việc thực thi các biện pháp mới của các doanh nghiệp. Chính phủ muốn ký thỏa thuận với các nhà bán lẻ lớn của Hàn Quốc để xây dựng hệ thống giám sát chung cho khoảng 10.000 mặt hàng hàng ngày.

im-903199-5113.jpg
Hàn Quốc đang tiến hành kiểm tra giá hàng ngày đối với hơn 20 mặt hàng thiết yếu như sữa và mì ramen.

Phô mai cắt lát và các mặt hàng rẻ tiền khác nằm trong số những sản phẩm vi phạm Shrinkflation được nêu tên đầu tiên khiến những người như Lee Hyun-woo, một sinh viên đại học 23 tuổi khó chịu. Lee nói: “Nếu ngay cả thực phẩm chế biến sẵn cũng bị thu hẹp lại, tôi cảm thấy bị phản bội.

Trong những tuần gần đây, những nghi ngờ về Shrinkflation ở nước này đã chạm đến mọi thứ, từ củ cải trắng cắt miếng đi kèm với gà rán Hàn Quốc cho đến độ đậm đặc của kem trong một lát bánh dâu tây.

Kim Young-hee, một người nội trợ 42 tuổi, vui mừng vì chính phủ đã minh bạch hơn. Nhưng kiến ​​thức bổ sung có thể sẽ không thay đổi thói quen của cô, chẳng hạn như việc cô thỉnh thoảng mua hạnh nhân bơ mật ong cho con mình.

“Tôi vẫn sẽ mua hạnh nhân”, Kim nói, “nhưng tôi không muốn bị lừa”.

Thuật ngữ "Shrinkflation" xuất hiện lần đầu vào năm 1969 khi nhà báo Arthur Buchwald viết những bài bình luận châm biếm về lạm phát.

Từ này bắt đầu được công nhận rộng rãi trong thập niên 1970 khi hàng loạt hãng sản xuất muốn bảo vệ lợi nhuận biên của mình trước đà tăng chi phí và giảm tốc tăng trưởng, thế là họ bắt đầu nghĩ ra những mánh khóe mới.

Ngày nay, câu chuyện cắt giảm đơn vị sản phẩm đã chẳng có gì mới, tuy nhiên do mức độ suy giảm ít nên chúng không gây ra sự chú ý của người tiêu dùng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...

Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Theo báo cáo từ CNBC, nhu cầu sở hữu hộ chiếu thứ hai hoặc chọn nơi cư trú dài hạn ở nước ngoài của các cá nhân giàu có tại Mỹ đang tăng mạnh trong bối cảnh nhiều người tìm kiếm giải pháp để bảo vệ và đa dạng hóa tài sản…

Đằng sau chính sách thuế 0% tại Monaco

Đằng sau chính sách thuế 0% tại Monaco

Monaco nổi tiếng có điều kiện sống tốt và cơ sở hạ tầng công cộng hiện đại dù không thu thuế thu nhập của người dân, từ đó dẫn đến nhiều cuộc tranh luận so sánh với các nước láng giềng Châu Âu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Monaco vẫn có nhiều loại thuế khác để duy trì dịch vụ công chất lượng cao…

Giới đầu tư Châu Âu "nín thở" trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

Giới đầu tư Châu Âu "nín thở" trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tới gần, các nhà đầu tư Châu Âu thận trọng đưa ra dự đoán về phản ứng của thị trường khi một trong hai ứng cử viên đắc cử. Họ đặc biệt chú ý đến các chính sách của ông Donald Trump và tác động của chúng đối với nền kinh tế toàn cầu…