Người kế nhiệm Jack Ma: Tại sao lại là Daniel Zhang?

Để có được vị trí như ngày hôm nay, đương nhiên Alibaba là nơi quy tụ của rất nhiều nhân tài. Sự lựa chọn ông Daniel Zhang sẽ kế vị vị trí của Jack Ma đã gây bất ngờ lớn khi trước đó có hai cái tên sá
Người kế nhiệm Jack Ma: Tại sao lại là Daniel Zhang?

Người thầm lặng đứng sau Jack Ma 

Ông Joe Tsai được mện danh là 'cánh tay phải' của Jack Ma, năm nay cũng 54 tuổi và tiếp tục giữ chức phó chủ tịch công ty. Trong những năm qua, xét về mặt hình ảnh thì ông Joe Tsai nổi bật hơn người được chọn ông Daniel Zhang rất nhiều.

Porter Erisman - người phụ trách truyền thông cho Alibaba từng đưa ra nhận xét: "Alibaba sẽ không được như ngày hôm nay nếu thiếu Joe Tsai, Joe là thấu kính quốc tế cho cả công ty".

Tsai đã giúp biến Alibaba thành một gã khổng lồ quốc tế. Ông chỉ đạo gần như tất cả các cuộc đàm phán huy động vốn thời kỳ đầu, và tham gia hàng chục thương vụ M&A của Alibaba. Ông cũng là người thu hút nhà đầu tư cho IPO của đại gia thương mại điện tử này.

Joseph Tsai và Jack Ma trong cuộc gặp năm 1999

Sinh ra trong một gia đình luật sư nổi tiếng tại Đài Loan (Trung Quốc) năm 1964, Tsai tới Mỹ năm 1977 để học trung học. Từ một người gần như chẳng nói được một chữ tiếng Anh, sau khi tốt nghiệp, ông đã có thể giao tiếp mà hoàn toàn không còn âm địa phương.

Tsai tốt nghiệp Trường Luật Yale năm 1990 và làm việc tại hãng luật Sullivan & Cromwell ở New York. Sau 3 năm, ông chuyển sang lĩnh vực đầu tư cổ phần tư nhân. Ông muốn tìm một vị trí mà mình là người quyết định, chứ không phải tư vấn. Sau đó, ông đầu quân cho một công ty nhỏ ở New York, rồi chuyển đến Hong Kong (Trung Quốc) làm cho Investor AB.

Công việc này đã giúp ông gặp Jack Ma lần đầu năm 1999 tại Hàng Châu, qua giới thiệu của một người bạn. Tsai rất ấn tượng với tính cách của Jack Ma và ý tưởng thành lập Alibaba.com - một nền tảng thương mại quốc tế.

Phần lớn những người quen biết mô tả ông là người khiêm tốn và kín tiếng. "Đây là một sự kết hợp cực kỳ thành công. Vì họ là hai người hoàn toàn khác nhau", Jim Rogers - Chủ tịch công ty đầu tư Rogers Holdings nhận xét, "Là một đội, họ đã hoàn thành công việc rất xuất sắc".

Jack Ma từng thừa nhận ông chẳng biết gì về công nghệ hay đàm phán thương vụ, và gần như dựa vào Tsai. Quyết định mạo hiểm rời công việc lương cao để tới làm việc cho Jack Ma đã giúp Tsai thành tỷ phú, với tài sản ước tính 6,1 tỷ USD, theo Forbes. Và ông vẫn hài lòng với việc làm người đứng sau Jack Ma.

Nữ tỷ phú của Alibaba

Trong Tập đoàn khổng lồ Alibaba, một người nổi bật khác là Lucy Peng, sếp quản lý Lazada ở châu Á. Bà là nhà đồng sáng lập Alibaba. Lucy Peng cũng từng là giáo viên trước khi gia nhập Alibaba. Lucy Peng vừa được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Lazada.

Với cương vị tại Lazada, bà Peng được giao trọng trách giúp trang thương mại điện tử Singapore mở rộng thị phần tại Đông Nam Á -  thị trường hơn 600 triệu dân đầy tiềm năng - nơi đối thủ Mỹ Amazon đã bước chân vào thị trường Singapore và trang Shopee của Sea Ltd tiếp tục mở rộng hoạt động. 

Hiện bà Peng nằm trong top 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới theo xếp hạng của tạp chí Forbes 

Trước khi làm doanh nghiệp, bà Peng giáo viên và từng có 5 năm giảng dạy tại Đại học Tài chính và Kinh tế Chiết Giang, Trung Quốc. Năm 1999, bà trở thành một trong 18 người sáng lập Alibaba cùng với tỷ phú Jack Ma.

Bà khởi đầu với vị trí nhân sự được trả lương 500 Nhân dân tệ mỗi tháng và giữ vị trí này suốt hơn 10 năm trước khi trở thành giám đốc nhân sự vào năm 2014. Trong 2 năm làm vị trí này, bà đã giúp tăng số lượng nhân sự của Alibaba từ 22.000 lên 36.000 người.

Năm 2010-2013, bà Peng được bổ nhiệm làm CEO của Alipay, chịu trách nhiệm biến phát triển công ty trở nên lớn mạnh tại thị trường trong nước và mở rộng dịch vụ ra nước ngoài. Alipay hiện là nền tảng thanh toán trực tuyến hàng đầu tại Trung Quốc. 

Khi Alibaba lên sàn chứng khoán vào năm 2014, bà Peng trở thành tỷ phú nhờ số cổ phần tại công ty này và hiện sở hữu tài sản trị giá khoảng 1,14 tỷ USD, theo thống kê của Forbes. 

Ông Daniel Zhang có gì đặc biệt?

Trước rất nhiều cái tên nổi bật, điều gì khiến nhà sáng lập hãng thương mại điện tử Alibaba Jack Ma lại trao quyền điều hành lại cho ông Daniel Zhang, người trở thành CEO cách đây chưa đầy ba năm?

Sự thăng tiến của Zhang giúp ông vượt qua nhiều sếp lớn khác trong Alibaba, những người làm việc cùng tỉ phú Ma trong một thập niên hoặc hơn.

Trong thông báo bổ nhiệm, Jack Ma đánh giá, ông Zhang được bổ nhiệm làm TGĐ, Alibaba đã chứng kiến tăng trưởng bền vững trong 13 quý liên tiếp, có “năng lực phân tích vô song”, đón nhận trách nhiệm với niềm đam mê và có can đảm đổi mới, thử nghiệm mô hình kinh doanh sáng tạo.

Ông Daniel Zhang được đánh giá có tầm nhìn tương đương Jack Ma và có thể giúp Alibaba tiến xa hơn nữa

Ông Zhang được biết đến là người có bộ óc tài chính hơn là người có tầm nhìn công nghệ như tỉ phú Ma. Ông là giám đốc tài chính (CFO) kỳ cựu, hoạt động ít ồn ào hơn sếp của mình là Jack Ma, người vốn đi rộng đi xa, đến các sự kiện trên toàn cầu, đến gặp gỡ những người đứng đầu các quốc gia và người nổi tiếng.

Nỗ lực trên ghi nhận sự đi lên nhanh chóng và mạnh mẽ trong sự nghiệp của ông Zhang. Ông bước vào Alibaba năm 2007 với tư cách CFO cho Taobao.

Đặc biệt, ông chứng minh năng lực cá nhân bằng cách biến Taobao thành Tmall, nơi bán hàng chất lượng cao hơn và trực tiếp từ các hãng có tên tuổi, sau đó. Dịch vụ này giúp Alibaba thay đổi hình ảnh, được Mỹ xóa khỏi danh sách “các thị trường xấu” vào năm 2012 (dù hãng bị đưa vào danh sách này lại trong năm 2016).

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Trong khi Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có một cuộc trò chuyện nhằm xoa dịu các căng thẳng, thì phía Trung Quốc lại gay gắt chỉ trích đề xuất áp thuế và cảnh báo nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến thương mại mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới…