Người tiêu dùng Mỹ “choáng” khi phí mua bảo hiểm ô tô tăng phi mã

Tại Mỹ, chi phí bảo hiểm ô tô tăng vọt đã góp phần làm lạm phát cao hơn dự kiến ​​trong tháng 3 và khiến việc sở hữu xe trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết đối với các chủ phương tiện…

Người tiêu dùng Mỹ “choáng” khi phí mua bảo hiểm ô tô tăng phi mã

Theo dữ liệu kinh tế Mỹ mới được công bố, giá bảo hiểm ô tô đã tăng 2,7% trong tháng 3 và tăng 22,2% trên cơ sở hàng năm. Đây là mức tăng lớn nhất sau 47 năm.

Trên thực tế, chi phí bảo hiểm ô tô đã ghi nhận đà đi lên được một thời gian, tăng tốc hàng tháng như một phần đáng chú ý của chỉ số giá tiêu dùng CPI kể từ tháng 12/2021. Kể từ đó đến nay, chi phí đã tăng 45,8%.

Sự gia tăng này xuất phát từ mức giá cao kỷ lục đối với các loại xe mới và xe đã qua sử dụng kể từ đại dịch Covid-19 xảy ra. Việc sửa chữa phương tiện cũng ngày càng trở nên đắt đỏ hơn do các vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng, lương thợ cơ khí tăng và các công nghệ bổ sung trong phương tiện… Tất cả đều góp phần làm tăng chi phí bảo hiểm và phương tiện.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng trong tháng 3

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng trong tháng 3

David Sampson, Giám đốc điều hành và chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Tai nạn Tài sản Mỹ chia sẻ trên CNBC rằng phí bảo hiểm tăng lên vì chi phí của những thứ liên quan đến bảo hiểm ô tô cũng đang đắt hơn.

Giá xe mới đã tăng hơn 20% kể từ năm 2019, dẫn đến giá phụ tùng tăng. Ngoài ra, những chiếc xe hiện đại còn chứa nhiều công nghệ hơn, chẳng hạn như cảm biến và mô-đun điều khiển được tích hợp trong đỡ va và tấm bên ngoài, khiến cho ngay cả việc sửa chữa chắn bùn đơn giản cũng có thể tốn tới vài nghìn USD.

Đầu năm nay, bản thân ông David Sampson cũng đã phải trả 1.800 USD để sửa chữa chiếc xe bán tải đời 2024 của mình. “Tất cả các công nghệ mà chúng ta dựa vào đều khiến việc thay thế hoặc sửa chữa xe cộ thực sự rất tốn kém”.

Và giống như hầu hết các ngành dịch vụ kể từ sau đại dịch, chi phí lao động cũng tăng thêm đáng kể.

Tổng giám đốc tại một đại lý ô tô lớn có trụ sở tại Nam California tiết lộ rằng trong lĩnh vực sửa chữa ô tô, chi phí cho lực lượng lao động là rất lớn và khi luật lương tối thiểu có hiệu lực, nó sẽ tiếp tục tác động đến phí dịch vụ cho khách hàng. Việc thiếu hụt kỹ thuật viên có chuyên môn cao cũng gây ra vô số thách thức cho ngành. “Để bạn đọc có một số góc nhìn rõ hơn, công ty của tôi có các kỹ thuật viên truyền động và kỹ thuật viên động cơ diesel kiếm được 200.000 USD (~5 tỷ đồng) mỗi năm”, vị tổng giám đốc này tiết lộ.

screenshot-2024-04-12-at-151557-8223.png
Chi phí bảo hiểm ô tô tại Mỹ ngày càng cao

Một vấn đề khác đối với các đại lý và kinh doanh dịch vụ sửa chữa ô tô là sự nổi lên của xe điện. Trong khi tỷ lệ dịch vụ dành cho xe điện thấp hơn, nhưng lại có chi phí cao hơn nhiều khi phải sửa chữa thân xe hoặc kết cấu. Xe điện cũng có xu hướng yêu cầu các giải pháp công nghệ tiên tiến, đòi hỏi nhiều kỹ thuật viên tay nghề trong khi nguồn cung thậm chí còn ít hơn nhiều.

Mitchell, một nhà cung cấp phần mềm ô tô chuyên về sửa chữa, va chạm và bảo hiểm ô tô cho biết, trước đại dịch Covid-19 chi phí sửa chữa mới tăng với tốc độ hàng năm khoảng 3,5% đến 5%. Nhưng đến 2022, mức tăng này đã vào khoảng 10% hoặc cao hơn, với chi phí sửa chữa trung bình cho một chiếc xe ước tính là 4.721 USD vào năm 2023.

Tất nhiên, cả người tiêu dùng cũng như các công ty bảo hiểm đều không hài lòng với diễn biến này. J.D. Power vào tháng 6 đã báo cáo rằng các công ty bảo hiểm ô tô lỗ trung bình 12 cent trên mỗi USD phí bảo hiểm mà họ thu được vào năm 2022 — mức hiệu suất tồi tệ nhất trong hơn 20 năm — khiến họ phải điều chỉnh giá cả và dẫn đến sự bất bình của khách hàng.

“Điều tôi luôn nhắc nhở mọi người là bảo hiểm dựa trên khoa học tính toán, vì vậy không phải là các công ty bảo hiểm cứ muốn tăng phí thì tăng. Các hồ sơ phải dựa trên xu hướng tổn thất có tính toán trong đơn đăng ký tỷ lệ phí của họ ở mỗi tiểu bang”, ông David Sampson lưu ý.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…