Thủ tướng Nhật Bản Shinzu Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đi một “chặng đường dài” kể từ cái bắt tay “băng giá” nổi tiếng của họ vào tháng 11/2014. Khoảng khắc khó xử giữa hai nhà lãnh đạo đã trở thành tâm điểm của những bức ảnh chế trên mạng Internet trong một thời gian dài. Tuy nhiên, đó cũng là bước đầu tiên mang tính chất biểu tượng cho một quá trình xây dựng mối quan hệ lâu dài – và đã thành công cho đến nay – hứa hẹn sẽ làm giảm thiểu căng thăng giữa các “đại gia” kinh tế của châu Á.
Nhiều hi vọng cho một dấu hiệu ngày càng tích cực hơn sau khi ông Tập Cận Bình tới Nhật Bản vào thứ Năm này để gặp gỡ ông Shinzu Abe trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G-20. Đây sẽ là chuyến viếng thăm đầu tiên tới đất nước mặt trời mọc của chủ tịch Trung Quốc kể từ 2010.
Các nhà phân tích cho rằng lý do của việc tái thiết lập mỗi quan hệ có liên quan tới sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, những biện pháp tập trung cho tương lai bên cạnh sự xuất hiện của một “lá bài khó đoán” – ông Donald Trump đắc cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2016.
“Sự thúc đẩy lớn nhất giúp làm ‘ấm lên’ mối quan hệ Nhật – Trung chính là khi họ nhận ra rằng hai nước cần hợp tác chặt chẽ hơn khi phải đối mặt với mối quan hệ đang dần thay đổi giữa họ với Hoa Kỳ”, ông Victor Teo, trợ lý giáo sự tại khoa Nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Hồng Kông chia sẻ với CNBC trong một email.
Nhật Bản vốn là một đồng minh trung thành với Hoa Kỳ và những quốc gia được ràng buộc chặt chẽ về kinh tế. Tuy nhiên, ông Abe cũng có sự cảnh giác với những xu hướng “American First” ( tạm dịch: Ưu tiên Hoa Kỳ) gần đây – và Nhật Bản cho đến nay vẫn khéo léo tránh né để không trở thành một mục tiêu thuế quan.
Nỗ lực cải thiện quan hệ Nhật – Trung vốn đã có từ lâu, bởi căng thẳng song phương giữa hai nước vốn đã tăng cao ngay cả trước khi hai nhà lãnh đạo hiện tại lên cầm quyền. Do rất nhiều lý do mà bên cạnh đó có cuộc tranh cãi nảy lửa về việc kiểm soát các hòn đảo không người ở Biển Đông dẫn tới những cuộc biểu tình chống Nhật ở nhiều thành phố tại Trung Quốc.
Chuyên gia chính trị Nhật Bản, ông Brad Glosserman chỉ ra rằng trong năm ngoái đã có một sự thay đổi đáng kể, trong đó nhấn mạnh mối quan hệ đang trên đà “tan băng” của hai nước: Thoả thuận hợp tác ở các nước thứ ba có liên quan đến dự án cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường cũng như Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á do Bắc Kinh hậu thuận (AIIB). Nhật Bản vốn từ lâu đã ủng hộ dự án AIIB, với sự cảnh giác ban đầu với những sáng kiến của Trung Quốc nhưng ngày càng nhìn thấy tiềm năng cơ hội.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu G-20, ông Shinzu Abe với tư cách của nước chủ nhà sẽ chủ trì một chương trình nghị sự lớn về các vấn đề kinh tế toàn cầu đồng thời đề cập đến những mối quan hệ đang được thế giới quan tâm như giữa TT Trump và TT Putin. Ông cũng sẽ theo dõi chặt chẽ xem liệu các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể đạt dược một bước đột phá mới trong việc giải quyết xung đột thương mại hay không.
Theo Reuters