Nhật Bản "vượt mặt" Hàn Quốc rót vốn vào Việt Nam

Trong số 46 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, Nhật Bản là nhà đầu tư có số vốn lớn nhất với 1.521,6 triệu USD, chiếm 31,2% tổng vốn đăng k
Nhật Bản "vượt mặt" Hàn Quốc rót vốn vào Việt Nam

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê về đầu tư trực tiếp của nước ngoài, từ đầu năm đến thời điểm 20/4/2017 đã thu hút 734 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 4.881,6 triệu USD, tăng 5,3% về số dự án và giảm 4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, có 345 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 4.361,2 triệu USD.

Trong 4 tháng đầu năm 2017 có 1.687 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 1.355,2 triệu USD.

Như vậy, tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần 4 tháng đầu năm đạt 10.598 triệu USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4 tháng ước tính đạt 4,8 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong 4 tháng đầu năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 2.581,4 triệu USD, chiếm 52,9% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành khai khoáng đạt 1.279 triệu USD, chiếm 26,2%; các ngành còn lại đạt 1.021,2 triệu USD, chiếm 20,9%.

Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước và góp vốn, mua cổ phần thì tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 4 tháng đầu năm 2017 đạt 7.369,3 triệu USD, chiếm 69,5% tổng vốn đăng ký; ngành khai khoáng đạt 1.280,1 triệu USD, chiếm 12,1%; các ngành còn lại đạt 1.948,6 triệu USD, chiếm 18,4%.

Trong 4 tháng đầu năm, cả nước có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Kiên Giang có số vốn đăng ký lớn nhất với 1.304,7 triệu USD, chiếm 26,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Bình Dương 861,7 triệu USD, chiếm 17,7%; Tây Ninh 326 triệu USD, chiếm 6,7%; Bắc Giang 301 triệu USD, chiếm 6,2%; Bình Phước 282,3 triệu USD, chiếm 5,8%; thành phố Hồ Chí Minh 212,5 triệu USD, chiếm 4,4%; Đồng Nai 152,5 triệu USD, chiếm 3,1%; Bắc Ninh 142,5 triệu USD, chiếm 2,9%; Hà Nội 132,8 triệu USD, chiếm 2,7%; Nghệ An 122,7 triệu USD, chiếm 2,5%; Bà Rịa - Vũng Tàu 113,2 triệu USD, chiếm 2,3%; Hải Dương 97,6 triệu USD, chiếm 2%.

Trong số 46 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, Nhật Bản là nhà đầu tư có số vốn lớn nhất với 1.521,6 triệu USD, chiếm 31,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 1.092,1 triệu USD, chiếm 22,4%; Trung Quốc 735,2 triệu USD, chiếm 15,1%; Singapore 498,9 triệu USD, chiếm 10,2%; Đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) 283,1 triệu USD, chiếm 5,8%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 128,2 triệu USD, chiếm 2,6%.

Theo DoanhnhanSaigon.vn

>> Nhật Bản, Hàn Quốc đang 'khát' hoa Đà Lạt

>> Doanh nghiệp Nhật chuyển hướng đầu tư vào dịch vụ tại Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

Chuẩn bị quay lại Nhà trắng lần thứ 2, ông Trump vẫn giữ những quan điểm cứng rắn: Tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, trục xuất di dân... Nhưng ở một số lĩnh vực, Trump 2.0 có thể sẽ rất khác so với Trump 1.0.

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Sở hữu siêu du thuyền không chỉ là một thú chơi xa xỉ mà còn là biểu tượng của quyền lực và đẳng cấp trong giới siêu giàu công nghệ. Từ Jeff Bezos, Mark Zuckerberg cho đến Larry Ellison, họ đều không ngại ngần đầu tư hàng trăm triệu USD cho những “cung điện” trên biển của mình…

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ đang yêu cầu Google bán trình duyệt Chrome để giải quyết các cáo buộc độc quyền trên thị trường tìm kiếm và quảng cáo. Đây được xem là động thái gay gắt từ chính quyền Biden trong nỗ lực kiềm chế các tập đoàn công nghệ lớn…

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Tăng trưởng kinh tế Đức được dự báo sẽ tụt hậu hơn so với mặt bằng chung của khu vực đồng Euro trong năm nay, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp đối mặt với suy thoái. Bên cạnh đó, tình trạng nghèo đói ở người cao tuổi cũng đang gia tăng ở mức đáng báo động…

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…