Những quốc gia sử dụng ChatGPT nhiều nhất trên thế giới

Infographic dưới đây dựa trên dữ liệu từ khảo sát CCI Global Consumer Sentiment Survey 2023 của Boston Consulting Group, thống kê những quốc gia có tỷ lệ người dùng ChatGPT nhiều nhất trên thế giới…

chát GPT.jpg

Cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) đã thay đổi cách chúng ta tương tác với công nghệ. Trong đó, ChatGPT của OpenAI là một trong những động lực chính góp phần thúc đẩy sự phổ biến của AI trong cuộc sống hàng ngày.

Kể từ khi ra mắt vào cuối năm 2022, ChatGPT không chỉ thu hút sự chú ý của người tiêu dùng trên toàn cầu mà còn thúc đẩy một cuộc đua phát triển AI trong ngành công nghệ. Vậy sau gần hai năm kể từ khi được giới thiệu, công chúng hiện nay cảm nhận thế nào về công nghệ này?

Trong số các quốc gia được khảo sát, Ấn Độ có tỷ lệ người sử dụng ChatGPT cao nhất thế giới (45%). Điều này có thể là bởi quốc gia đông dân nhất thế giới có số lượng lớn lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngành nghề mà ChatGPT được coi là một công cụ hữu ích.

Một mối tương quan được thấy rõ trong bộ dữ liệu này là các quốc gia có độ tuổi trung bình trẻ thường có tỷ lệ sử dụng ChatGPT cao hơn, có thể là do dân số trẻ thường sẵn sàng tiếp cận và khám phá công nghệ hơn.

Điều này cũng được thể hiện qua cách mà công cụ AI được sử dụng. Ví dụ, những người tham gia khảo sát ở Ấn Độ và Philippines (28%) thường sử dụng AI cho các mục đích cụ thể như hỗ trợ nghiên cứu hoặc trợ lý ảo cá nhân.

Ngược lại, theo báo cáo của BCG, những người tham gia khảo sát ở Mỹ (23%) và Đức (18%) lại chủ yếu chỉ thử nghiệm ChatGPT… cho vui.

Bên cạnh hiệu ứng mới lạ, nhiều cá nhân sử dụng AI thường xuyên để giải quyết các vấn đề cá nhân, bao gồm việc tạo lập mục tiêu tài chính, tìm kiếm các lời khuyên, hoặc tham khảo về các thông tin sản phẩm/dịch vụ mà họ đang quan tâm.

Nhìn chung, khoảng 40% người tham gia khảo sát cho biết họ hào hứng với AI, 28% cảm thấy mâu thuẫn về nó, và 29% lo ngại.

ChatGPT và các công cụ AI khác đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Tuy nhiên, dù có nhiều tiềm năng, công nghệ AI vẫn gây ra những lo ngại trong cộng đồng người dùng. Sự phát triển của AI không chỉ đòi hỏi đổi mới liên tục mà còn cần có những cân nhắc cẩn trọng về những tác động lâu dài đối với xã hội.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...