Microsoft tham gia hội đồng quản trị của OpenAI khi Sam Altman chính thức trở lại làm CEO

Sau nỗ lực đưa CEO Sam Altman trở lại, nhà đầu tư lớn nhất của OpenAI - Microsoft đã giành được một ghế quan sát viên không có quyền bỏ phiếu trong hội đồng quản trị của công ty khởi nghiệp…

Microsoft là nhà đầu tư lớn nhất của OpenAI, nắm giữ 49% cổ phần
Microsoft là nhà đầu tư lớn nhất của OpenAI, nắm giữ 49% cổ phần

Theo thông tin mới được công bố, Microsoft sẽ có một ghế không bỏ phiếu trong hội đồng quản trị tại OpenAI. Diễn biến mới này dập tắt một số thắc mắc về việc liệu Microsoft còn "toàn tâm toàn ý" với công ty khởi nghiệp OpenAI sau một tháng đầy biến động.

Vị trí quan sát viên có nghĩa là đại diện của Microsoft có thể tham dự các cuộc họp hội đồng quản trị của OpenAI và truy cập thông tin bí mật, nhưng họ không có quyền biểu quyết về các vấn đề như bầu hoặc chọn giám đốc.

Triển vọng của OpenAI đã gắn liền với Microsoft kể từ khi “gã khổng lồ” công nghệ đầu tư 13 tỷ USD vào OpenAI và tích hợp các mô hình AI vào hệ thống Office cũng như các chương trình khác của Microsoft.

Trước đây, Microsoft không có đại diện chính thức trong ban quản trị kiểm soát OpenAI, do đó, việc nhà sáng lập Sam Altman đột ngột bị sa thải là một cú sốc đối với Microsoft.

Bản thân CEO Microsoft Satya Nadella đã nhiều lần nói rằng việc quản trị tại OpenAI cần phải có sự thay đổi.

Trong một ghi chú gửi tới nhân viên được đăng tải trên website OpenAI, CEO Sam Altman cho biết: “Rõ ràng chúng tôi đã đưa ra lựa chọn đúng đắn khi hợp tác với Microsoft và tôi rất vui mừng rằng hội đồng quản trị mới của OpenAI sẽ có sự tham gia của Microsoft với tư cách là quan sát viên không bỏ phiếu”.

Đồng thời Sam Altman khen ngợi đội ngũ của mình và nói rằng OpenAI không mất bất kỳ nhân viên nào trong giai đoạn biến động. “Giờ đây chúng tôi đã cùng nhau vượt qua khó khăn và không mất đi một thành viên nào. Các bạn đã đứng vững vì nhau, vì công ty và vì sứ mệnh của chúng ta”, ông Altman viết.

Một ban giám đốc mới tại OpenAI sẽ được xây dựng lại, bao gồm cả sự góp mặt của cựu Giám đốc điều hành Salesforce Bret Taylor, cựu Bộ trưởng Tài chính Larry Summers và Giám đốc điều hành Quora Adam D’Angelo.

Mira Murati, người từng là CTO của OpenAI và được bổ nhiệm là Giám đốc điều hành tạm thời vào đầu tháng này, một lần nữa trở lại vị trí CTO và nhà đồng sáng lập Greg Brockman quay lại vai trò chủ tịch OpenAI.

Ông Bret Taylor, người sẽ lãnh đạo hội đồng quản trị mới, cho biết ông sẽ tập trung vào việc tăng cường quản trị doanh nghiệp cho OpenAI. Trong một bài đăng tiếp theo trên X, ông Taylor nói rằng ông sẽ rời khỏi hội đồng quản trị sau khi hội đồng đã có đầy đủ nhân sự và công ty ổn định.

“Như tôi đã thông báo với các đồng nghiệp trong hội đồng quản trị và ban quản lý, khi các nhiệm vụ chuyển tiếp này hoàn thành, tôi có ý định từ chức và giao quyền giám sát OpenAI cho các đồng nghiệp của mình”, bài đăng của ông Bret Taylor cho hay.

Ngoài Sam Altman, Greg Brockman, Adam D'Angelo, hội đồng quản trị ban đầu của OpenAI còn có nhà khoa học Ilya Sutskever, doanh nhân Tasha McCauley, giám đốc chiến lược tại Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi của Georgetown Helen Toner. Cả ba hiện đã rời khỏi OpenAI.

Xem thêm

Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman phát biểu trong sự kiện OpenAI DevDay vào 6/11

OpenAI chào đón sự trở lại của Sam Altman

Nhà sáng lập Sam Altman đã chính thức trở lại với vai trò CEO của OpenAI, khép lại các cuộc tranh luận về tương lai của công ty khởi nghiệp hàng đầu Thung lũng Silicon…

Cuộc nội chiến của OpenAI

Cuộc nội chiến của OpenAI

Thế giới công nghệ vẫn chưa khỏi hết "sốc" với biến động nhân sự tại OpenAI, theo sau đó là những đồn đoán về lý do gây ra mâu thuẫn đã đẩy nhà sáng lập Sam Altman ra khỏi công ty…

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…