Nữ tướng Pepsi - Indra Nooyi: Nông nổi… giếng khơi

Sự liều lĩnh tiên phong của Indra Nooyi, cái bóng của PepsiCo đã khiến đối thủ lâu đời của nó là Coca-Cola bị che mờ.
Nữ tướng Pepsi - Indra Nooyi: Nông nổi… giếng khơi

Thành quả của cuộc sáp nhập đầy khó khăn với Quaker Oats, một lần nữa, đã chứng tỏ giác quan thứ sáu tuyệt vời của Indra Nooyi. Pepsi đạt mức tăng trưởng ngoạn mục khi bước vào thế kỷ 21, trong khi Coke vẫn khá ì ạch.

Quý I 2015, 1 năm sau sự kiện Crimea, Coca-Cola quyết định dừng hoạt động một nhà máy tại Nga, Mcdonald’s ở Nga cũng lâm vào vòng xoáy của cuộc đấu chính trị Moscow – Washington trên nền chiến sự vùng Donbass. PepsiCo cũng không phải là ngoại lệ khi buộc phải đóng cửa nhà máy sản xuất sinh tố của nó ở vùng ngoại ô Moscow tháng 3/2015. CEO gốc Á của Pepsi, Indra Nooyi đã tỏ rõ sự quyết đoán trong tái cấu trúc PesiCo tại Nga…

Sự khốn khó của các thương hiệu này, hóa ra lại là dịp để người ta nhớ lại một thời khi các “đế quốc” đặc trưng cho Chủ nghĩa tư bản tiêu thụ xâm chiếm thị trường Liên Xô, trong đó con chim đầu đàn là Pepsi. Thương hiệu Pepsi bằng tiếng Nga xuất hiện tại đỉnh cao của chủ nghĩa xã hội phát triển như một “xác nhận” về “tình yêu” đối với hàng tư bản (tâm lý tiêu dùng) của người dân Liên Xô, như một biểu tượng của quyền lực mềm phương Tây.

CEO mặc Saree

Indra Nooyi sinh năm 1955 tại thành phố Madras (nay là Chennai) một trong những thành phố lớn nhất của Ấn Độ, Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh ở Calcuta năm 1976, cô được nhận vào làm giám đốc sản phẩm cho Johnson & Johnson tại Ấn Độ. Một chân trời mới mở ra khi Nooyi được sang Mỹ lấy bằng thạc sĩ tại Đại học Yale, về quản trị công.

Sau khi tốt nghiệp, Nooyi gia nhập Tập đoàn Tư vấn Boston (BGS), sau đó chịu trách nhiệm về chiến lược và kế hoạch kinh doanh tại Motorola, rồi Ansea Brown Boveri, nơi bà được biết đến như nữ quản trị gia mặc saree – trang phục của phụ nữ Ấn Độ, chứ không mặc vetston truyền thống nữ công sở. Năm 1994, Nooyi đầu quân cho Pesi Co.

Nữ tướng Pepsi - Indra Nooyi: Nông nổi… giếng khơi ảnh 1

“Nuôi dạy con và tề gia nội trợ - có nghĩa là làm việc cả ngày. Làm giám đốc doanh nghiệp – có nghĩa là làm việc cả ngày bằng sức của ba người. Liệu có thể vừa làm sếp một hãng vừa làm “nội tướng”? Không thể!” Nooyi khẳng định.

Indra Nooyi, dĩ nhiên, khác với các vị sếp mặc com lê xám, luôn tỏ vẻ nghiêm trọng của các tập đoàn lớn. Người ta từng thấy bà, chân đất đi lại trong văn phòng. Là CEO của một biểu tượng cho nền kinh tế tiêu dùng Hoa Kỳ, Indra Nooyi cho thấy những gốc rễ Ấn Độ chưa hề phai mờ trong bà.

Tuy nhiên, Indra Nooyi cho thấy sự phá vỡ khuôn mẫu truyền thống của xã hội Ấn, thường trọng nam… Bà ưa môn thể thao cricket. Thiếu thời Indra đã tham gia một ban nhạc rock tại thành phố Madras quê hương. Cho tới khi làm lãnh đạo doanh nghiệp, Indra vẫn là một ca sĩ sôi nổi và một nhạc công guitar điện tử trong các ngày lễ của doanh nghiệp mình. “Tôi từng khá hoang dã”, bà chia sẻ với phóng viên Sarah Murray của Financial Times.

Một Cola khác

Trong lịch sử của mình, trải dài từ cuối thế kỷ 19, đế quốc Pepsi đã trải qua nhiều thăng trầm, trước khi nhập vào danh sách những thương hiệu đắt giá nhất thế giới.

Pepsi dặt dẹo mãi dưới cái bóng quá lớn Coca-Cola, thậm chí đã từng vỡ nợ năm 1923. Rồi nó được Thần… thù hận phù hộ. Năm 1931, tài phiệt Charles Guth mua hãng Pepsi - Cola với mục tiêu dùng Pepsi để trả mối thù của mình với Coca-Cola. Trước đó, các cửa hàng bán bánh kẹo và đồ uống của Guth từng nhiều năm bán Coca-Cola với số lượng lớn, nhưng để quốc nước giải khát kênh kiệu này đã cự tuyệt, không chịu bán Coke cho ông với giá bán buôn hạ hơn. Guth uất hận mua lại Pepsi-Cola, khởi lên cuộc chiến thế kỷ chống lại Coca-Cola.

Dưới trướng Guth, Pepsi Cola đã được đổi thay về công thức, và được bán với giả bằng với Coca-Cola, nhưng chai lớn hơn. Nhờ đó mà doanh số của Pepsi tăng vọt, bất chấp khủng hoảng kinh tế.

Năm 1975, Pepsi tiến hành một chiến dịch marketing trực diện chống lại đối thủ của mình. Đó là một cuộc “nếm mù” (bịt mắt nếm nước uống cola) sản phẩm của hai loại cola Mỹ, Pepsi và Coke. Vì một lý do gì đó, đa số khách nếm đã chọn Pepsi! PepsiCo đã thừa thắng xông lên, làm hàng loạt phóng sự truyền hình, đưa thành tựu cuộc “nếm mù” vào phòng ăn, phòng ngủ của từng người dân.

Khác với Coca-Cola, thường quảng cáo sản phẩm của mình thông qua đề cao các giá trị của gia đình, Pepsi lại “tấn công” vào các khách hàng trẻ. Hãng này tài trợ cho các cuộc thi đấu thể thao, và lôi kéo các minh tinh vào hoạt động quảng cáo của mình. Trên phim ảnh, Joan Crawford uống Pepsi. Trên TV tràn ngập hình ảnh Pepsi cùng với ông vua nhạc Pop Michael Jackson trong ca khúc We are the World, rồi Spice Girls (More Over/1997) hay Britney Spears (trong các video clip HF Joy of Pepsi, I will Rock You… sau 2000), làm giới trẻ mê mẩn với Pepsi.

Cuối thể kỷ 20 là lúc Pepsi xâm chiếm những thị trường mới, Từ trước Thế vận hội Moskva 1980, Pepsi đã triển khai các nhà máy ở thành trì xã hội chủ nghĩa Liên Xô, và trong thập niên 80 là Trung Quốc và Việt Nam.

Pepsi cũng tậu thêm nhiều doanh nghiệp con: nhà sản xuất khoai tây chiên Lays (tại Việt Nam thương hiệu này được PepsiCo truyền thông với tên Poca), các mạng lưới Pizza Hut, KFC…

Quản trị đế quốc “mặt trời không bao giờ lặn” là Pepsi dĩ nhiên đâu có dễ, Indra Nooyi không ít lần thổ lộ với báo chí rằng bà đã không thể có thời gian “tề gia”. Ngay từ khi bước chân về Pepsi, bà đã chịu trách nhiệm về cơ cấu lại doanh nghiệp. Nooyi từng vô cùng kiên trì, thuyết phục được Roger Enrico (Chủ tịch Pepsi 1996 – 2001) tách các restautant thành một ngành kinh doanh riêng – chính là thương hiệu “Yum! Brands” nổi danh ngày nay. Indra Nooyi “đầu têu” các thương vụ Pepsi mua lại nhà sản xuất nước cam Tropicana (1998), cũng như trong vụ tậu cả “trâu” là nhà khổng lồ sản xuất thức ăn Quaker Oats lẫn “nghé” là nhà sản xuất nước uống thể thao bán chạy nhất (top – selling) ở Hoa Kỳ, là Gatorade.

Mỗi người làm việc bằng ba

Trong một phỏng vấn, Indra Nooyi cho biết: “Nuôi dạy con và tề gia nội trợ - có nghĩa là làm việc cả ngày. Làm giám đốc doanh nghiệp – có nghĩa là làm việc cả ngày bằng sức của ba người. Liệu có thể vừa làm sếp một hãng vừa làm “nội tướng”? Không thể!” Nooyi khẳng định. Indra Nooyi có mặt thường xuyên trong danh sách những phụ nữ quyền lực nhất, luôn đứng ở hàng đầu các nữ doanh nhân thế giới, theo tạp chí Fortune. Năm 2016, Indra Nooyi đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng của Fortune, trong khi đôi năm trước đó bà còn đứng thứ 30. Bà vẫn tậu các công ty mới, xây mới hoặc đóng cửa các nhà máy, mềm mỏng bảo vệ quan điểm kinh doanh của mình trước các cổ đông, những người đang muốn chia tách hai ngành là sản xuất đố ăn và sản xuất thức uống trong PepsiCo thành hai công ty riêng.

Dưới sự lãnh đạo của Indra Nooyi, cả doanh thu và lãi thực của PepsiCo đều tăng khoảng gấp đôi, các con số này hiện tại lần lượt là hơn 62 tỷ USD và hơn 6 tỷ USD.

Xuất phát từ một doanh nghiệp sản xuất đồ uống có ga, nhưng gần đây PepsiCo ngày càng hướng theo thị hiếu thức ăn và đồ uống có lợi cho sức khỏe. Indra Nooyi cho biết bà tự hào về các sản phẩm đồ ăn nhẹ từ hạt ngũ cốc (grain snack) và thức uống bổ sung (enhanced water), các thương hiệu đang là đầu kéo cho cỗ xe là hoạt động sản xuất kinh doanh của PepsiCo.

Nhưng một khuôn mặt nữ Á Đông vẫn là “hàng hiếm” trong giai tầng lãnh đạo tập đoàn (corporate) của Mỹ. “Là một phụ nữ, một người nhập cư, và người da màu khiến cho công tác lãnh đạo khó gấp ba lần”, Indra Nooyi chia sẻ với tờ Guardian của Anh.

Rất chì

Sau khi Enrico nghỉ hưu vì sức khỏe, sếp mới của Nooyi là Steve Reinemund nhập cuộc. Cặp đôi Nooyi - Reinemund được giới thực nghiệp Hoa Kỳ xem là cập kênh. Steve Reinemund – cựu lính thủy đánh bộ, trùm bảo thủ. Nooyi, có người cô là một danh ca có tiếng ở Ấn Độ, thường thầm thì một giai điệu nào đó giữa buổi họp ban giám đốc cực kỳ căng thẳng. “Bà ấy có một vẻ chất phác, vô lo đến kỳ lạ”, chủ tịch Trung tâm Lincoln về Nghệ thuật biểu diễn, Gordon Davis chia sẻ với tờ Business Week. “Nooyi thường nói một câu gì đó gần như ngây thơ, hơi riêng tư và thậm chí lãng mạn, nhưng là người rất trung thực”. Có những đồn đại về căng thẳng giữa Nooyi và Reinemund, nhưng quan hệ của họ lại mang tính xây dựng, vun đắp cho một tổ chức lành mạnh là Pepsico.

Theo Encyclopedia.com, nếu nhìn vào bảng kết toán tài sản, có vẻ họ càng bất đồng thì Pepsi càng thăng tiến. Từ 2001 đến 2006, thu nhập năm của PepsiCo tăng từ 24 tỷ lên 33 tỷ, và vào năm 2006 tổng giá trị vốn hóa thị trường (giá trị của các cổ phiếu phát hành trên thị trường chứng khoán) đã vượt lên Coca-Cola, doanh nghiệp đến lúc đó luôn là số 1 thị trường. Phần đáng kể của tăng trưởng đó là do các thương vụ ở nước ngoài dưới chiếc ô của công ty mẹ PepsiCo. Người ta thường gán công này cho Nooyi, nhưng bà đã tỏ ra công bằng khi chia sẻ với tờ Deutsch: “Tôi làm việc với Steve suốt năm năm liền, từ kế hoạch dài hạn đến hoạt động kinh doanh hàng ngày. Chúng tôi bổ sung cho nhau trong từng câu một”. Dù phong cách làm việc của họ là đối địch nhau, sự kết hợp giữa khả năng lập kế hoạch lọc lõi của Nooyi với sự tập trung sâu sát vào hoạt động thường ngày của Reinemund quả là hữu ích trên bước đường Nooyi bước lên ngôi chủ soái Pepsi. Trên thực tế hẳn là Nooyi lúc “lạt mềm buộc chặt”, lúc “dai như đỉa”, đã thuyết phục được vua bảo thủ Reinemund.

Roger Enrico, người từng bị Nooyi thuyết phục trong các dự án tái cơ cấu của bà, đã chia sẻ với Melanie Wells của tờ Fortune: “Indra như con chó giữ xương” (khi bảo vệ lập trường của mình). Về tổng thể, Enrico nhận xét: “Indra có thể rất ‘chì’ trong công việc lãnh đạo, nhưng cô ấy làm chức phận này một cách thành tâm và đầy hứng khởi”.

Vào năm 2006, khi cờ đến tay Nooyi đã phất, CEO nữ mới vinh thăng này đã được Fortunes đưa vào danh sách 50 người phụ nữ có quyền lực nhất trong giới kinh doanh ở Mỹ, Encyclopedia.com nhận định, nghề CEO đã chọn được “đúng người”.

                                                                                             Lê Đỗ Huy

Có thể bạn quan tâm

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...