Pháp phạt Google 500 triệu euro vì bản quyền tin tức

Cơ quan Cạnh tranh Pháp yêu cầu Google gửi cho các nhà xuất bản cam kết “từ bỏ việc sử dụng nội dung có bản quyền” của họ.
Pháp phạt Google 500 triệu euro vì bản quyền tin tức

Cơ quan quản lý cạnh tranh của Pháp hôm 13/7 đã phạt Google 500 triệu euro (593 triệu USD) vì không thương lượng "có thiện chí" với các công ty truyền thông trong việc sử dụng nội dung của họ theo các quy tắc bản quyền của EU.

Giám đốc cơ quan, bà Isabelle De Silva nói với các phóng viên rằng đây là "khoản tiền phạt lớn nhất từ ​​trước đến nay" đối với một công ty không tuân thủ các phán quyết của cơ quan. 

Trong một phán quyết được công bố trên trang web của mình, Cơ quan Cạnh tranh cũng yêu cầu “gã khổng lồ công nghệ” của Hoa Kỳ đưa ra “cam kết từ bỏ việc sử dụng nội dung có bản quyền" của các nhà xuất bản, hoặc sẽ phải đối mặt với nguy cơ phải trả thêm tiền phạt lên tới tới 900.000 euro mỗi ngày.

Người phát ngôn của Google cho biết trong một tuyên bố với AFP rằng công ty "rất thất vọng" trước quyết định này. "Chúng tôi đã hành động thiện chí trong toàn bộ thời gian đàm phán. Khoản tiền phạt này không phản ánh những nỗ lực đã đặt ra, cũng như thực tế của việc sử dụng nội dung tin tức trên nền tảng của chúng tôi", công ty nhấn mạnh. "Quyết định này chủ yếu là về các cuộc đàm phán diễn ra từ tháng 5 đến tháng 9/2020. Kể từ đó, chúng tôi tiếp tục làm việc với các nhà xuất bản và hãng thông tấn để tìm ra điểm chung."

Cuộc chiến pháp lý kéo dài tập trung vào các tuyên bố cho rằng Google đã hiển thị các bài báo, hình ảnh và video do các đơn vị truyền thông sản xuất khi hiển thị kết quả tìm kiếm mà không được trả tiền thoả đáng, bất chấp sự gia tăng trong doanh thu quảng cáo trực tuyến mà Google nhận được. 

Vào tháng 4 năm 2020, Cơ quan Cạnh tranh của Pháp đã yêu cầu Google đàm phán "thiện chí" với các đơn vị truyền thông sau khi Google từ chối tuân thủ luật mới của EU về bản quyền kỹ thuật số.

Cái gọi là “neighbouring rights” (quyền láng giềng) nhằm đảm bảo rằng các nhà xuất bản tin tức sẽ được trả tiền khi tin tức của họ hiển thị trên các trang web, công cụ tìm kiếm và các nền tảng truyền thông xã hội. Nhưng tháng 9 năm ngoái, các nhà xuất bản tin tức bao gồm Agence France-Presse (AFP) đã đệ đơn khiếu nại lên các cơ quan quản lý, nói rằng Google từ chối tiếp tục trả tiền để hiển thị nội dung trong các tìm kiếm trên web.

Cụ thể, Cơ quan Cạnh tranh đã khiển trách Google vì đã không "thảo luận cụ thể" với các công ty truyền thông về “neighbouring rights” trong khi đàm phán về việc ra mắt dịch vụ tin tức Google Showcase vào cuối năm ngoái.

Google cho biết công ty đã khuyến khích hàng triệu người vào các trang web truyền thông và cũng đầu tư rất nhiều vào hỗ trợ các công ty truyền thông theo những cách khác, bao gồm cả tài trợ khẩn cấp trong cuộc khủng hoảng Covid-19.

Vào tháng 11/2020, Google thông báo rằng họ đã ký "một số thỏa thuận cá nhân" về việc thanh toán phí bản quyền với các tờ báo và tạp chí của Pháp như nhật báo hàng đầu Le Monde và Le Figaro.

Reuters

Xem thêm

Facebook, Twitter sẽ kiểm duyệt tin tức online

Facebook, Twitter sẽ kiểm duyệt tin tức online

Hai mạng xã hội hàng đầu thế giới Facebook và Twitter đã "bắt tay" với nhiều hãng thông tấn quốc tế trong nỗ lực ngăn chặn những thông tin sai lệch và cải tiến chất lượng tin tức trên mạng xã hội.
Mỹ: Google - Facebook hay Covid-19 mới là kẻ thù của báo chí?

Mỹ: Google - Facebook hay Covid-19 mới là kẻ thù của báo chí?

Những thông tin tràn ngập về COVID-19 trong thời gian qua đã khiến người dân Mỹ choáng ngợp. Nhưng, “ngập trong biển thông tin” cũng chính là thách thức đặc biệt khó khăn với các biên tập viên của những tờ báo nhỏ tại các địa phương của Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…