Philipp Plein là tập đoàn thời trang đầu tiên chấp nhận tiền điện tử

Tập đoàn Philipp Plein có trụ sở chính tại Thụy Sĩ hiện là tập đoàn thời trang lớn đầu tiên trên thế giới chấp nhận thanh toán bằng 15 loại tiền điện tử khác nhau như Bitcoin và Ethereum.
Philipp Plein là tập đoàn thời trang đầu tiên chấp nhận tiền điện tử

Tiền kỹ thuật số hiện đang được chấp nhận như một phương thức thanh toán tại nhiều cửa hàng bán lẻ truyền thống của tập đoàn Phillipp Plein trên khắp thế giới cũng như trên nền tảng thương mại điện tử của thương hiệu.

Tập đoàn hy vọng sẽ thấy được các tác động tích cực nhất của quyết định này. Nhà thiết kế và nhà sáng lập người Đức Philipp Plein và đội ngũ của tập đoàn đã không ngừng đi đầu trong việc đầu tư và phát triển công nghệ kỹ thuật số để áp dụng cho ngành thời trang, công ty cho biết trong một thông cáo báo chí.

Là một trong những thương hiệu toàn cầu đầu tiên tạo ra và phát triển nền tảng thương mại điện tử nội bộ, Philipp Plein đã biến thương mại điện tử thành kênh sinh lợi lớn nhất của mình và dự kiến ​​sẽ đạt doanh thu kỷ lục 100 triệu euro vào năm 2021.

Nhà thiết kế Phillipp Plein.
Nhà thiết kế Phillipp Plein.

“Tôi tin rằng tiền điện tử là tương lai và chúng tôi đã cam kết dành thời gian và nguồn lực, thực hiện tất cả các sửa đổi hệ thống cần thiết để áp dụng loại tiền tệ mới này. Tôi rất vui khi có thể cung cấp cho khách hàng của chúng tôi công cụ thanh toán bổ sung và sự linh hoạt đi kèm với nó, ” Phillipp Plein chia sẻ.

Fashion Network UK

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...