Phố Wall lại bị bán tháo, Dow Jones mất hơn 550 điểm

Các chỉ số chính ngày 7/12 của Phố Wall giảm hơn 2% do bị bán tháo và có tuần giảm tương đối lớn nhất kể từ tháng 3 do lo ngại về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, lãi suất.
Phố Wall lại bị bán tháo, Dow Jones mất hơn 550 điểm

Dow Jones giảm 558,72 điểm, tương đương 2,24%, xuống 24.388,95 điểm. S&P 500 giảm 62,78 điểm, tương đương 2,33%, xuống 2.633,08 điểm. Nasdaq giảm 219,01 điểm, tương đương 3,05%, xuống 6.969,25 điểm.

Cổ phiếu công nghệ lao dốc, S&P 500 công nghệ giảm 3,5%. Nhóm cổ phiếu y tế giảm 2,5%. S&P 500 xóa sạch phần tăng thêm trong tuần trước – tuần tăng mạnh nhất 7 năm.

Chốt tuần, Dow Jones giảm 4,5%, S&P 500 giảm 4,6%, Nasdaq giảm 4,9%.

Không lâu sau khi một thỏa thuận đình chiến thương mại Mỹ - Trung đạt được hôm 1/12, chứng khoán Mỹ lại biến động. Nhà đầu tư xem xét mọi thông tin để tìm dấu hiệu xác định xem đám mây căng thẳng bao phủ chứng khoán có thể biến mất hay không.

Lo ngại gia tăng khi cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro nói Mỹ sẽ tăng thuế nếu Mỹ và Trung Quốc không đạt thỏa thuận sau giai đoạn đàm phán 90 ngày.

Ngoài thương mại, Phố Wall còn chú ý đến lợi suất trái phiếu và hướng đi của chính sách lãi suất của Fed. Một số nhà đầu tư dự báo tiến độ tăng lãi suất sẽ chậm hơn so với trước đó.

“Đây là một cuộc khủng hoảng niềm tin với tình hình thương mại, với Fed”, Walter Todd, giám đốc đầu tư tại Greenwood Capital Associates, South Carolina, nói.

Số liệu từ chính phủ Mỹ cho thấy tăng trưởng việc làm chững lại trong tháng 11, lương tăng chậm hơn dự báo, củng cố dự báo Fed ít tăng lãi suất hơn trong năm 2019. Fed dự kiến tăng lãi suất tại cuộc họp ngày 18 – 19/12.

Tổng khối lượng giao dịch ngày 7/12 tại Mỹ là 8,7 tỷ cổ phiếu, cao hơn mức trung bình 7,9 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch trước đó.

Theo NDH

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...