Qualcomm muốn mua lại Intel

Theo thông tin được tiết lộ bởi tờ Wall Street Journal, Qualcomm đã tiếp cận Intel với một đề nghị sáp nhập...

Qualcomm muốn mua lại Intel

Theo xác nhận của CNBC, Qualcomm đã tiếp cận đối thủ Intel để tìm kiếm khả năng mua lại nhà sản xuất chip đang gặp khó khăn này. Nếu trở thành hiện thực, đây sẽ là một trong những thương vụ sáp nhập công nghệ lớn nhất từ trước đến nay. Intel hiện có vốn hóa thị trường hơn 90 tỷ USD.

Hiện chưa rõ liệu Intel có đồng ý tham gia đàm phán hay không cũng như các điều khoản được đặt ra là như thế nào. Tờ Wall Street Journal là nguồn tin đầu tiên báo cáo về vấn đề này. Cổ phiếu của Intel đã tăng vọt 3% ngay sau thông tin, trong khi Qualcomm lại giảm khoảng 3% vào cuối phiên.

Từng là nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, Intel đã và đang phải đối mặt với đà suy thoái kéo dài trong những năm vừa qua.

Vào tháng 8, cổ phiếu Intel có thời điểm chứng kiến mức giảm mạnh nhất trong một ngày kể từ hơn 50 năm sau khi công ty công bố báo cáo doanh thu không đạt kỳ vọng. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Intel đã mất hơn 53% khi các nhà đầu tư tỏ ra hoài nghi về các kế hoạch sản xuất và thiết kế chip đầy tốn kém của công ty.

Cách đây vài ngày, CEO Intel Patrick Gelsinger đã gửi một bản ghi nhớ tới đội ngũ nhân viên toàn công ty sau khi kết thúc cuộc họp hội đồng quản trị để thảo luận chiến lược phát triển. Trong đó có nhấn mạnh về cam kết đầu tư mạnh mẽ vào mảng kinh doanh xưởng đúc, một dự án có thể tiêu tốn tới 100 tỷ USD trong 5 năm tới. Ông cũng cho biết công ty đang cân nhắc các khoản đầu tư từ bên ngoài.

Qualcomm và Intel là đối thủ cạnh tranh trên nhiều thị trường, bao gồm cả thị trường chip cho máy tính cá nhân và laptop. Tuy nhiên, không giống như Intel, Qualcomm không tự sản xuất chip mà thay vào đó dựa vào các công ty như Taiwan Semiconductor Manufacturing Company và Samsung để xử lý việc sản xuất.

Nhưng trên thực tế, doanh thu của Qualcomm hiện đang thấp hơn Intel. Trong năm tài chính 2023, Qualcomm báo cáo doanh thu 35,8 tỷ USD, trong khi Intel đạt 54,2 tỷ USD trong cùng kỳ.

Mặt khác, Intel cũng đã bỏ lỡ cơ hội của mình trong sự bùng nổ “cơn sốt” trí tuệ nhân tạo (AI) đang thu hút chú ý trên toàn thế giới. Hầu hết các chương trình AI tiên tiến, như ChatGPT, đều chạy trên bộ xử lý đồ họa của Nvidia, thay vì bộ xử lý trung tâm của Intel. Nvidia hiện thống trị hơn 80% thị trường đầy tiềm năng này.

Theo các nhà phân tích, một thỏa thuận tiềm năng giữa Qualcomm và Intel sẽ gặp khó khăn do các vấn đề chống độc quyền và an ninh quốc gia. Thị trường công nghệ đã nhiều lần chứng kiến những thương vụ bị cản trở bởi các cơ quan chống độc quyền. Trước đây, Intel từng thất bại trong việc mua lại Tower Semiconductor, cũng như Qualcomm không thành công thâu tóm NXP Semiconductor.

Nhiều thương vụ mua lại khổng lồ khác trong ngành cũng đã bị huỷ bỏ. Năm 2017, Broadcom đã đưa ra đề nghị mua Qualcomm với giá hơn 100 tỷ USD. Tuy nhiên, chính quyền Donald Trump đã ngăn chặn thương vụ này vào năm 2018 với lý do lo ngại về an ninh quốc gia vì Broadcom lúc đó có trụ sở tại Singapore.

Và vào năm 2021, Ủy ban Thương mại Liên bang đã đâm đơn kiện để ngăn chặn Nvidia mua lại Arm Holdings do lo ngại về tính độc quyền. Thương vụ này đã bị hủy vào năm 2022 sau áp lực từ các cơ quan quản lý tại châu Âu và châu Á.

Xem thêm

Cuộc đua doanh số chip AI giữa Nvidia, AMD và Intel

Cuộc đua doanh số chip AI giữa Nvidia, AMD và Intel

Nhiều công ty công nghệ lớn đã báo cáo doanh thu kỷ lục trong thu nhập quý 2, trong đó doanh số AI đóng góp một phần không nhỏ. Cùng so sánh doanh số bán chip AI của 3 “ông lớn” Nvidia, AMD và Intel…

Có thể bạn quan tâm

Thị trường "nín thở" chờ đợi quyết định lãi suất mới của Fed và các ngân hàng trung ương lớn

Thị trường "nín thở" chờ đợi quyết định lãi suất mới của Fed và các ngân hàng trung ương lớn

Trong tuần này, nhiều ngân hàng trung ương trên toàn thế giới bao gồm Mỹ, Brazil, Anh, Nam Phi và Nhật Bản, sẽ đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ. Dự kiến, Fed có thể cắt giảm lãi suất từ 0,25 đến 0,50 điểm phần trăm trong khi BoE, BoJ nhiều khả năng giữ nguyên mức hiện tại…

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Nhiều quốc gia, bao gồm Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, đã áp thuế lên hàng hoá Trung Quốc để giảm thiểu cạnh tranh và thúc đẩy các công ty nước ngoài đầu tư vào địa phương. Trong khi Bắc Kinh gay gắt phản đối chính sách bảo hộ của Mỹ và EU, thì họ lại tỏ ra mềm mỏng hơn với nước đối tác đang phát triển…

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ