Quân đội Mỹ và châu Âu chuẩn bị cuộc diễn tập quy mô lớn cảnh cáo Nga

Ngày 8/10/2019, Bộ Lục quân Mỹ công bố kế hoạch tiến hành cuộc diễn tập lớn nhất trong vòng 25 năm qua (kể từ sau Chiến tranh Lạnh) của lực lượng bộ binh đóng tại châu Âu.
Quân đội Mỹ và châu Âu chuẩn bị cuộc diễn tập quy mô lớn cảnh cáo Nga

Cuộc tập trận mang tên DEFENDER-Europe 20, có định hướng tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu và liên kết phối hợp thực hiện sứ mệnh cơ động di chuyển nhanh một lực lượng lớn bộ binh và trang thiết bị từ lục địa Mỹ sang châu Âu, phối hợp cùng với các quân đội đồng minh và đối tác, phản ứng nhanh trước một cuộc khủng hoảng tiềm năng.

Cuộc diễn tập chung đa quốc gia do quân đội Mỹ dẫn đầu trên chiến trường Châu Âu được lên kế hoạch vào mùa xuân năm 2020. Nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược được khối NATO đặt ra nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của Liên minh Quân sự và ngăn chặn những đối thủ tiềm tàng (được hiểu là Nga).

Trung tướng Charles Flynn, Phó Tham mưu trưởng Quân đội Mỹ, Tham mưu trưởng Cơ quan G-3 / 5/7 Thuộc Bộ tham mưu cho biết: “DEFENDER-Ẻuope 20 là một cơ hội tuyệt vời để chứng minh khả năng độc đáo của Quân đội Mỹ có thể nhanh chóng triển khai lực lượng trên toàn cầu, trong hoạt động liên kết phối hợp với lực lượng đồng minh và đối tác trên nhiều địa bàn lãnh thổ có tranh chấp, xung đột.

Cuộc diễn tập dự kiến có khoảng 37.000 quân nhân từ quân đội các quốc gia đối tác, đồng minh và nước hợp tác dự kiến ​​sẽ tham gia, cùng với 20.000 binh sĩ được cơ động từ Mỹ

Ngày 08.10.2019, Tạp chí Defense News cho biết, cuộc diễn tập quy mô lớn nhằm kiểm tra thử nghiệm năng lực cơ động di chuyển một lực lượng lớn từ các căn cứ đóng quân thường xuyên đến hải cảng ở Mỹ, cơ động đường biển đến các cảng ở châu Âu, từ đó cơ động đến các thao trường diễn tập trên khắp Châu Âu từ Đức đến Ba Lan, các nước vùng Baltic và những quốc gia Đông Âu khác, các nước Bắc Âu và cả Gruzia.

Quân đội Mỹ và NATO tiến hành diễn tập trên chiến trường châu Âu. Video TV Zvezda

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...