Quần legging trở thành ngành công nghiệp trị giá hàng chục tỷ USD

Những chiếc quần legging trở thành sản phẩm thời trang được ưa chuộng…

Quần legging trở thành ngành công nghiệp trị giá hàng chục tỷ USD

Vào những năm 1980, quần tất bó sát từng không được người tiêu dùng đón nhận. Nhưng ở thời điểm hiện tại, nó đã tạo thành nền công nghiệp có trị giá hàng tỷ USD.

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Growth Market Reports, ngành công nghiệp quần bó được định giá 32,89 tỷ USD vào năm 2022, dự kiến đạt 57,97 tỷ USD vào năm 2031.

Thậm chí, nền tảng phân tích dữ liệu Statista dự đoán rằng 4 tỷ chiếc quần legging sẽ được sản xuất trong năm 2027.

Những con số trên đã chỉ ra rằng, nhu cầu sở hữu quần bó sát của khách hàng ngày càng gia tăng.

231227101557-02-sports-leggings-cnn-style-6378.jpeg

Sự bùng nổ của quần bó sát bắt nguồn từ nhu cầu về trang phục thể thao của người tiêu dùng. Từ sau đại dịch Covid-19, tập thể dục trở thành thói quen sinh hoạt của nhiều người. Để phục vụ cho những hoạt động này, mọi người cần những chiếc quần co dãn và thoải mái nhưng phải có độ bền cao.

Theo Lucie Greene, nhà dự báo xu hướng và người sáng lập công ty tư vấn Light Years, sự thịnh hành của quần bó sát gắn liền với văn hoá yoga, thói quen chăm sóc sức khỏe.

Nhà dự báo xu hướng này còn chia sẻ với truyền thông rằng, chiếc quần này phù hợp với mọi tỷ lệ cơ thể. Đây là điều mà quần jean, hay thậm chí quần jean co giãn không có được.

tempimage6zyvms-4983.jpg

Tuy nhiên, những chiếc quần legging trầy xước, mất đi độ đàn hồi, không thấm hút mồ hôi là nỗi ám ảnh của nhiều người tiêu dùng. Để cải thiện tình trạng trên, nhiều thương hiệu đồ thể thao như Adidas, Puma và Nike tăng khoản đầu tư vào chất liệu vải cao cấp cho quần bó. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chú trọng vào khả năng tôn dáng và tính ứng dụng của sản phẩm.

Ngoài ra, khả năng co giãn, sự đa dạng kích cỡ của sản phẩm thời trang này cũng là chìa khóa thành công cho ngành công nghiệp quần legging.

Nhận thấy quần bó đang trở thành xu hướng, các thương hiệu xa xỉ như Prada, Loewe và Moncler đồng loạt ra mắt sản phẩm này trong các bộ sưu tập năm 2024.

Độ "hot" của chiếc quần này còn được thể hiện qua sự tương tác trên mạng xã hội. Các thương hiệu phát triển sản phẩm thời trang này sở hữu số lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội như Gymshark đạt 6,7 triệu lượt yêu thích, Lululemon cán mốc 4,7 triệu lượt theo dõi và Skims của Kim Kardashian chạm mốc 5,6 triệu trên instagram…

Kinh doanh quần bó sát trở thành một lĩnh vực có tính cạnh tranh cao. Khi các doanh nghiệp thời trang hàng đầu chạy đua trong ngành công nghiệp này, nỗ lực đem đến những sản phẩm chất liệu tốt, kiểu dáng đẹp mắt, khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn với mức giá đa dạng hơn.

Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm:

Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...