Rơi máy bay trực thăng ở Vịnh Lan Hạ khiến 5 người gặp nạn

Chiều 5/4, một máy bay chở du khách ngắm Vịnh Hạ Long đã bị rơi tại khu vực giáp ranh giữa vịnh Hạ Long, Quảng Ninh và vịnh Lan Hạ, Hải Phòng…
Rơi máy bay
Máy bay Bell-505

Cụ thể, máy bay Bell-505, số hiệu VN-8650 của Công ty Trực thăng Miền Bắc thuộc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18) do Đại tá Chu Quang Minh điều khiển, chở 4 khách du lịch người Việt Nam ngắm cảnh Vịnh Hạ Long từ trên cao.

Máy bay này cất cánh lúc 16h56 và bị mất liên lạc lúc 17h15 cùng ngày. Sau đó, Công ty Trực thăng miền Bắc đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng và lực lượng quân sự địa phương tổ chức tìm kiếm, cứu nạn.

Đến 19h18, lực lượng tại hiện trường đã vớt được hai thi thể cùng một số mảnh vỡ nghi là của máy bay tại vị trí mép bờ, tọa độ 20051’51.2”N-107001’13.4”E. Hiện các lực lượng chức năng đang tích cực tìm kiếm người mất tích.

Chiếc trực thăng Bell 505 là loại có 5 chỗ ngồi, có thể phục vụ tối đa 4 khách. Tốc độ bay tối đa 232 km/h, độ cao bay tối đa hơn 5.600 m. Chiếc Bell 505 dài 10,53 m, rộng 1,52 m và cao 3,25 m; được sử dụng rộng rãi trong du lịch, chủ yếu phục vụ các chuyến bay ngắm cảnh.

Theo dịch vụ bay trực thăng, chiếc máy bay này có sân bay helipad riêng trên đảo Tuần Châu,chuyên phục vụ các chuyến bay ngắm cảnh Hạ Long. Hành trình tour trực thăng thường kéo dài 10 phút, ngắm cảnh theo lộ trình đảo Tuần Châu - đảo Đầu Gỗ - hòn Gà Chọi - đảo Titop – vịnh Bái Tử Long - đảo Rều - đảo Tuần Châu.

Đây là một trong những tour du lịch cao cấp ở Quảng Ninh, du khách có thể lựa chọn hành trình 10 phút giá 2,5 triệu đồng, 15 phút giá 3,6 triệu đồng, 30 phút giá 7,35 triệu đồng.

Được biết, chiếc máy bay là thế hệ máy bay mới, nhẹ do hãng Bell Helicopter của Mỹ sản xuất 2018. Tháng 5/2019, Tổng công ty trực thăng Việt Nam tiếp nhận hai chiếc Bell 505, được chứng nhận an toàn bởi Cục quản lý hàng không liên bang Mỹ và cơ quan An toàn Hàng không Liên minh Châu Âu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...