SEC kiện Binance và CEO Changpeng Zhao vì vi phạm luật chứng khoán Mỹ

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ đã cáo buộc Binance lôi kéo khách hàng, trộn lẫn tiền của nhà đầu tư vào tiền công ty và vi phạm luật chứng khoán…

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã nộp 13 đơn khiếu nại chống lại Binance, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới nhà sáng lập Changpeng Zhao, cáo buộc công ty đã lấy hàng tỷ USD của người dùng và gửi chúng đến các công ty con của ông Zhao.

Khiếu nại nhắc tới một sự cố cấp cao về cơ cấu sở hữu của Binance, với CEO Changpeng Zhao và các phương tiện do ông nắm giữ kiểm soát 100% các thực thể khác nhau của Binance và Binance.US.

“Thông qua 13 khiếu nại, chúng tôi cáo buộc rằng các thực thể của Changpeng Zhao và Binance đã tham gia vào một mạng lưới lừa đảo rộng lớn, xung đột lợi ích, thiếu minh bạch thông tin và trốn tránh luật pháp một cách có tính toán”, chủ tịch SEC Gary Gensler cho biết trong một thông cáo báo chí. SEC khẳng định các bị cáo đã thể hiện sự coi thường trắng trợn đối với luật pháp liên bang.

SEC cũng cho rằng Binance đã tạo ra Binance.US như một lá chắn cho Binance và Changpeng Zhao để có thể trì hoãn giải quyết các vấn đề pháp lý nhằm bảo vệ Binance.

Theo SEC, hai cựu CEO giấu tên của Binance.US đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về mức độ kiểm soát của ông Zhao ở đây. Cả hai đều làm chứng trước các cơ quan quản lý liên bang. “Tôi cảm thấy mình không phải là người điều hành công ty và sứ mệnh được hứa hẹn ban đầu không giống như thực tế. Ngay khi tôi nhận ra điều đó, tôi đã rời đi”, một cựu CEO của Binance.US được xác định là “BAM CEO B” tiết lộ. 

Theo CNBC đưa tin, một giám đốc điều hành cấp cao của chính công ty đã nói với một viên chức chính quyền rằng Binance đang hoạt động như một sàn giao dịch chứng khoán không có giấy phép ở Mỹ. 

Đơn kiện còn cho biết trong giai đoạn từ tháng 6/2018 đến tháng 7/2021 Binance đã kiếm được 11,6 tỷ USD doanh thu, phần lớn trong số đó đến từ phí giao dịch. Cũng theo SEC, kể từ khi thành lập Binance có công khai vào thời gian ban đầu nhưng sau đó lại ngấm ngầm hoạt động lôi kéo khách hàng Mỹ, dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của nhà sáng lập Changpeng Zhao. Binance biết rằng hàng chục nghìn khách hàng đang ở Mỹ nhưng đã bất chấp luật điều luật liên bang về việc cấm cung cấp và bán tài sản chứng khoán chưa đăng ký. Sự tuân thủ muộn màng của Binance, vào năm 2019, phần lớn chỉ như một màn trình diễn công khai. 

SEC cáo buộc Changpeng Zhao đã tạo ra một kế hoạch trốn tránh cho những khách hàng có giá trị ròng cao, sử dụng dịch vụ VPN để che giấu vị trí tại Mỹ của họ và gửi tài liệu  để che giấu xuất xứ của họ.

Changpeng Zhao
Nhà sáng lập và CEO Binance Changpeng Zhao

“Chúng ta cần cho người dùng biết rằng họ có thể thay đổi KYC của mình trên Binance.com và tiếp tục sử dụng nó. Nhưng thông điệp cần phải được sàng lọc rất cẩn thận vì bất cứ điều gì gửi sẽ được công khai. Chúng ta không thể chịu trách nhiệm về điều đó", CEO Changpeng Zhao được cho là đã nói với đội ngũ nhân viên hàng đầu của mình vào năm 2019. 

Ngoài những cáo buộc trên, SEC chỉ ra rằng Binance và Changpeng Zhao đã sử dụng các công ty tạo thị trường mà họ kiểm soát để tăng giá giao dịch và thu lợi từ khách hàng. Cụ thể, Merit Peak và Sigma Chain đã bị cáo buộc đóng vai trò là “nhà tạo lập thị trường” (market maker) cho hai nền tảng của Binance, nghĩa là họ luôn sẵn sàng thực hiện yêu cầu của khách hàng để mua hoặc bán tài sản tiền điện tử. Những khiếu nại của SEC đã nêu bật các vấn đề với hai công ty, đó là cả hai đều thuộc sở hữu của Changpeng Zhao và hưởng lợi từ hàng chục tỷ USD tiền của khách hàng. Các công ty cũng trộn tiền của khách hàng với tiền của Binance, tương tự như các cáo buộc chống lại sàn giao dịch tiền điện tử phá sản FTX.

Gây thiệt hại nhiều nhất cho các nhà đầu tư, các công ty còn bị nghi ngờ đã tham gia vào giao dịch rửa tiền, giao dịch với chính họ để nâng giá tài sản tiền điện tử một cách giả tạo.

Theo các dữ liệu được SEC thu thập, Sigma Chain đã thu được 190 triệu USD cho chủ sở hữu hưởng lợi của nó là Changpeng Zhao và sau đó chi 11 triệu USD để mua du thuyền. 

Về phía mình, CEO Binance Changpeng Zhao đã bác bỏ các cáo buộc của SEC với vỏn vẹn một số “4” trong một bài đăng trên Twitter. Đây được cho là một mật mã phổ biến trong cộng đồng Binance, như lời kêu gọi người dùng bỏ qua nỗi sợ hãi, sự không chắc chắn và nghi ngờ. 

“Chúng tôi sẽ đưa ra phản hồi sau khi nhận được khiếu nại. Truyền thông đã có được thông tin trước cả chúng tôi”, CEO Zhao cho biết trong một bài đăng sau đó. 

Đại diện từ phía công ty Binance đã phát hành một thông báo trên website của mình với nội dung: “Chúng tôi rất thất vọng vì Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ đã chọn cách gửi đơn khiếu nại vào hôm nay để chống lại việc Binance tìm kiếm, trong số các biện pháp khắc phục khác, cho mục đích cứu trợ khẩn cấp”. Công ty lưu ý thêm rằng họ đã hợp tác tích cực với các cuộc điều tra của SEC và tham gia vào các cuộc thảo luận thiện chí mở rộng để đạt được một thỏa thuận thương lượng nhằm giải quyết các cuộc điều tra của họ. 

Xem thêm

Binance sẽ cắt giảm dịch vụ tại Nga

Binance sẽ cắt giảm dịch vụ tại Nga

Ngày 21/4, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới Binance cho biết sẽ khóa tài khoản của những khách hàng lớn ở Nga, đồng thời cắt giảm các dịch vụ tại nước này theo các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Moskva liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…