Sự thay đổi phong cách thời trang của Taylor Swift qua từng năm tháng

Ngoài việc mang đến màn trình diễn đáng kinh ngạc, Taylor Swift còn gây ấn tượng mạnh với người hâm mộ qua vẻ ngoài quyến rũ và những bộ trang phục ấn tượng…

Sự thay đổi phong cách thời trang của Taylor Swift qua từng năm tháng

Phong cách thời trang của Taylor Swift đã phản ánh sự phát triển âm nhạc của cô ấy kể từ khi phát hành album đầu tiên cùng tên vào năm 2006. Nữ ca sĩ được biết đến với việc sử dụng các bộ trang phục trong chính tủ quần áo của mình để tạo ra những xu hướng mới trong lĩnh vực nghệ thuật và thời trang.

Sarah Chapelle, tác giả của "Taylor Swift Style: Fashion Through the Eras" chia sẻ rằng: "Taylor Swift là một người kể chuyện. Cô ấy sử dụng lời bài hát và trang phục của mình để tạo ra nhiều câu chuyện khác nhau. Trong suốt sự nghiệp của mình, nữ ca sĩ đã có một 'kỷ nguyên' thời trang độc đáo qua từng tác phẩm mà ai cũng thấy được".

Thực tế, Taylor Swift đã chấp nhận thay đổi nhiều phong cách kể từ khi cô ấy bắt đầu ra album đầu tiên.

Vào năm 2012, cô đã làm cho thời trang nội trợ những năm 1950 trở lại trong album "RED". Năm 2017, lấy cảm hứng từ Gothic đến các sự kiện của Hollywood, nữ ca sĩ mặc Louis Vuitton, Balenciaga và các thương hiệu xa xỉ khác để phù hợp với thẩm mỹ của album "Reputation”. Hai năm sau, Taylor Swift đã cập nhật tủ quần áo với những trang phục lãng mạn và phù hợp cho album "Lover".

Vào năm 2023, sự nghiệp của Taylor Swift đã đạt đến một cấp độ mới về sự nổi tiếng với bộ phim ca nhạc bom tấn "The Eras Tour". Khi mà nữ ca sĩ chỉ cần mặc trang phục khi đi ra ngoài sẽ thu hút được rất nhiều ánh nhìn mọi người xung quanh, điều này đã giúp các thương hiệu quần áo lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội, bao gồm Ksubi, Area và Wear của Erin Andrews.

Mới đây, Taylor Swift đã công bố phát hành album phòng thu thứ 11 "The Tortured Poets Department", trong lễ trao giải Grammy năm 2024. Chapelle đang dự đoán phong cách của thần tượng có thể phản ánh tác phẩm âm nhạc mới của cô ấy như thế nào.

Theo Chapelle, bìa của album có sự góp mặt của ca sĩ mặc áo dệt kim lụa Saint Laurent và chiếc quần lót ngắn Ausra từ The Row. Điều này cho thấy gu trang phục sắp tới của Taylor Swift sẽ diện những bộ trang phục tối giản để tập trung vào chất liệu cũng như bảng màu sắc phong phú.

tempimagef0jkmm-1829.jpg
Trang phục Taylor Swift diện trong buổi trình diễn album Fearless
tempimageumalig-5976.jpg
Trang phục Taylor Swift diện trong buổi trình diễn album 1989
tempimagelroxui-9837.jpg
Trang phục Taylor Swift diện trong buổi trình diễn album Red
gettyimages-1526927617-cdc36bea85774f6497721e505b170fc6-408.jpeg
Trang phục Taylor Swift diện trong buổi trình diễn album Speak Now
taylor-swift3-2000-a12ba9dd4bf2448f8e0c0c4dbab66db3-4472.jpeg
Trang phục Taylor Swift diện trong buổi trình diễn album Reputation
6zdzasnfs2a71-2-scaled-7720.jpeg
Trang phục Taylor Swift diện trong buổi trình diễn album Lover
portrait-7599.jpeg
Trang phục Taylor Swift diện trong buổi trình diễn album Folklore
taylor-swift-eras-tour-evermore-act-arlington-8533.jpeg
Trang phục Taylor Swift diện trong buổi trình diễn album Evermore
de4bb2d30828141abe5ddc6398c8a97c-8869.jpeg
Trang phục Taylor Swift diện trong buổi trình diễn album Midnights

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...